Đề KTHK1 năm học 11-12

Chia sẻ bởi Trần Cao Duyên | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Đề KTHK1 năm học 11-12 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Đề kiểm tra HK1 năm học 2011/2012
Môn Ngữ văn 9
Thời lượng: 90 phút
Ngày thực hiện: 17/12/2011

I. VĂN – TIẾNG VIỆT (5 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Chép lại 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Câu 2: (1 điểm)
Trình bày ý nghĩa văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3: (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (ít nhất 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
Câu 4: (1 điểm)
Sắp xếp các từ trong bài ca dao sau vào nhóm từ cùng trường từ vựng và cho biết nội dung của mỗi trường từ vựng đó.
Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò.

II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Hãy kể lại tâm trạng của em khi một lần nhận điểm kém.
Đáp án và biểu điểm
VĂN- TIẾNG VIỆT (5 điểm)
Câu 1: (1điểm)
Chép từ câu 1 đến câu 7 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Quê hương anh…
Đồng chí
(Sai lỗi chính tả trừ không quá 0,5 điểm).
Câu 2: (1 điểm)
Ý nghĩa: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán xã hội bất công, thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 3: (2 điểm)
Giải thích câu tục ngữ (1 điểm): có ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm thì làm việc gì cũng thành công.
Đánh giá nội dung câu tục ngữ (1 điểm): là lời khuyên có ý nghĩa đúng hoàn toàn (lấy dẫn chứng minh họa, hành động của bản thân).
Câu 4: (1 điểm)
Xếp nhóm từ cùng trường từ vựng:
cha, mẹ, con, chàng rể, con dâu (quan hệ gia đình).
chài, lưới, câu, tát, mò (chỉ hoạt động đánh bắt cá)


TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Yêu cầu chung:
Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng ngữ pháp, kết cấu, chính tả.
Bài viết có bố cục chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
Biết kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách chặt chẽ, lôgích và đảm bảo yêu cầu sau:

Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu tình huống xảy ra câu chuyện.

Thân bài: (4 điểm)
Giới thiệu câu chuyện
Không gian, thời gian, địa điểm.
Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
Kể chuyện: Kể lại diễn biến câu chuyện
Mở đầu câu chuyện.
Sự phát triển các tình tiết (nguyên nhân và hậu quả)
Tâm trạng của nhân vật khi bị nhận điểm kém (sử dụng các yếu tố trong bài tự sự đã học).
Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm.
Kết thúc câu chuyện.

Kết bài: (0,5 điểm)
Ý thức học tập sau lần đó.

Lưu ý:


Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài tự sự kết hợp với các yếu tố đã học là 2 điểm.
Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
Điểm trừ tối đa đối với các bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

*******************************
(Đề của Phòng GD-ĐT Đức Phổ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Cao Duyên
Dung lượng: 31,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)