Đề KTHK I + ĐA + bài tham khảo

Chia sẻ bởi Chu Đức Mạnh | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề KTHK I + ĐA + bài tham khảo thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm - Thời gian làm bài: 15 phút. Học sinh làm bài trên tờ giấy thi)

Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” được viết theo phương thức biểu đạt chính là:
A. tự sự B. miêu tả
C. biểu cảm D. nghị luận
Câu 2: Tâm trạng bé Hồng (đoạn trích “Trong lòng mẹ”) được tác giả tập trung miêu tả rõ nhất qua biểu hiện của:
A. giọng nói B. tiếng khóc
C. hành động, cử chỉ D. vẻ mặt
Câu 3: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu nhiều lần thay đổi cách xưng hô. Hãy ghép lại cho đúng các cặp từ xưng hô với nhân vật mà chị đối thoại:
1. Tôi – thầy em A. Anh Dậu
2. Cháu – cụ B. Người nhà lí trưởng
3. Tôi – ông C. Bà lão láng giềng
4. Cháu – ông D. Cai lệ
5. Bà - mày
1 - . . .; 2 - . . . .; 3 - . . . .; 4 - . . . .; 5 - . . . .
Câu 4: Yếu tố tương đồng về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố và Nguyên Hồng là:
A. Cùng một thế hệ.
B. Cùng sinh trưởng ở Hà Nam – nơi sản sinh ra nhiều nhà văn lớn.
C. Cùng một thế hệ và đều là nhà văn hiện thực lớn.
D. Đều là nhà văn hiện thực lớn và sáng tác đều hướng về những người nghèo khổ.
Câu 5: Lý do chính làm cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men xứng đáng là một kiệt tác:
A. Vì chiếc lá được vẽ giống như thật.
B. Vì bức tranh được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.
C. Vì bức tranh đó truyền cho Giôn-xi nghị lực và tình yêu cuộc sống.
D. Vì sau khi vẽ, cụ Bơ-men đã chết do bị sưng phổi.
Câu 6: Nỗi buồn của Tản Đà trong câu thơ “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!” (“Muốn làm thằng Cuội”) chủ yếu là do:
A. lo buồn trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
B. đau buồn vì nhân thế loạn lạc.
C. tâm trạng buồn chán, cô đơn, bế tắc của chính mình.
D. cộng hưởng nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời.
Câu 7: Chọn các từ sau đây xếp vào hai nhóm: nhóm từ tượng hình và nhóm từ tượng thanh: rì rào, ha ha, lom khom, lô nhô, nhấp nhổm, khập khiễng, khẳng khiu, róc rách, lốp bốp, ào ào.
- Nhóm từ tượng hình: . . . . . . . .
- Nhóm từ tượng thanh: . . . . . . .
Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu có dùng biện pháp nói quá là:
A. “Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.” (ca dao)
B. “Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.” (Nguyễn Du)
C. “Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên.” (Hồ Chí Minh)
D. Cả 3 câu trên.
Câu 9: Các vế của câu ghép “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau” có quan hệ:
A. nguyên nhân B. điều kiện
C. nối tiếp D. đồng thời
Câu 10: Văn bản “Bài toán dân số” thuộc kiểu văn bản:
A. thuyết minh B. tự sự
C. nghị luận D. miêu tả
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm - Thời gian làm bài: 75 phút)
Câu 1: (2 điểm)
a. Chép chính xác hai câu luận trong hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh.
b. Hình ảnh người tù trong hai bài thơ có gì giống nhau?
Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề:
Đề 1: Bà lão hàng xóm từ nhà chị Dậu trở về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Đức Mạnh
Dung lượng: 87,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)