đề KTGHK2 TV 4
Chia sẻ bởi Vũ Thị Thêu |
Ngày 09/10/2018 |
96
Chia sẻ tài liệu: đề KTGHK2 TV 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Đọc hiểu
Đọc bài văn sau:
BÀ CỤ BÁN HÀNG NƯỚC CHÈ
Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của các bà vẫn bán bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi.
Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang bà cụ hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán nước được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng các vai bà cụ nhân đức. Ví dụ như thế cũng chưa được đúng lắm. Phải nói là bà cụ quán nước tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hay hiện ra giúp các trẻ em nghèo thì mới đúng. Đoán được tuổi những bà tiên thật khó. Và thử xem gốc bàng thân mật to lớn kia và bà tiên quán nước hiền hậu này, ai nhiều tuổi hơn ai, thì cũng không phải là một việc dễ. Nhưng mà có lẽ cũng chả cần phải làm việc ấy. Có một điều dễ biết nhất và ai cũng phải thấy ngay: cả cái cây rợp bóng và bà cụ hàng nước này đều lành và tốt.
Theo Nguyễn Tuân
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
(0.5đ) Cây bàng được tả trong bài bao nhiêu tuổi?
Năm chục tuổi
Bảy chục tuổi
Một trăm tuổi
Không thể biết
(0.5đ) Đối tượng miêu tả trong bài là:
Bà tiên hiền hậu.
Bà cụ bán hàng nước.
Bà cụ bán hàng và cây bàng.
Cây bàng to.
(0.5đ) Đặc điểm ngoại hình nào của bà cụ được tác giả chú ý nhất?
Bà giống diễn viên tuồng chèo đóng vai bà cụ nhân đức.
Tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hiền hậu.
Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời.
Bà rất nhân hậu, thường hay giúp đỡ trẻ em nghèo.
(0.5đ) Theo tác giả, sự giống nhau dễ nhận ra nhất giữa cây bàng và bà cụ là gì?
Cây bàng và bà cụ đều nhiều tuổi.
Cây bàng bà bà cụ đều trên một trăm tuổi.
Cây bàng và bà cụ đều già, tóc bạc phơ.
Cây bàng và bà cụ đều lành và tốt.
(1đ) ? Trình tự miêu tả của tác giả trong bài văn có gì độc đáo?
A. Miêu tả cây bàng cổ thụ rồi chuyển sang miêu tả bà cụ bán hàng và so sánh để làm nổi bật đặc điểm chung của bà cụ với cây bàng.
B. Miêu tả bà cụ bán hàng rồi chuyển sang miêu tả miêu tả cây bàng cổ thụ và so sánh để làm nổi bật đặc điểm chung của bà cụ với cây bàng.
C. Lúc thì miêu tả cây bàng cổ thụ, lúc thì miêu tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
D. Lúc thì miêu tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng, lúc thì miêu tả cây bàng cổ thụ.
(1đ) Nội dungchính của bài văn là gì?
………………………………………………………………………………………………………
(1đ) Câu “ Đầu bà cụ hàng nước bạc trắng.” Thuộc kiểu câu nào dưới đây:
Câu kể Ai làm gì?
Câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai là gì?
Câu cầu khiến.
(0.5đ) dòng nào dưới đây là những từ đồng nghĩa với từ dũng cảm:
Can đảm, can trường, nhát gan, gan góc
Gan lì, gan góc, can đảm, đảm đang
Anh dũng, anh hùng, quả cảm, gan dạ
Thông minh, anh dũng, gan lì, chuyên cần
(1đ) Trong câu “Cả cái cây rợp bóng và bà cụ hàng nước này đều lành và tốt.”, bộ phận vị ngữ là:
cái cây rợp bóng và bà cụ hàng nước
bà cụ hàng nước này
lành và tốt
đều lành và tốt
10.(0.5đ) Đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về một bạn trong lớp em.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án
Câu 1: D.Không thể biết 0.5đ
Câu 2: C. Bà cụ bán hàng và cây bàng. 0.5đ
Câu 3: B.Tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hiền hậu. 0.5đ
Câu 4: D. Cây bàng và bà cụ đều lành và tốt. 0.5đ
Câu 5: Miêu tả cây bàng cổ thụ rồi chuyển sang miêu tả bà cụ bán hàng và so sánh để làm nổi bật đặc điểm chung của bà cụ với cây bàng. 1đ
Câu 6: Ca ngợi
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Đọc hiểu
Đọc bài văn sau:
BÀ CỤ BÁN HÀNG NƯỚC CHÈ
Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của các bà vẫn bán bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi.
Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang bà cụ hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán nước được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng các vai bà cụ nhân đức. Ví dụ như thế cũng chưa được đúng lắm. Phải nói là bà cụ quán nước tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hay hiện ra giúp các trẻ em nghèo thì mới đúng. Đoán được tuổi những bà tiên thật khó. Và thử xem gốc bàng thân mật to lớn kia và bà tiên quán nước hiền hậu này, ai nhiều tuổi hơn ai, thì cũng không phải là một việc dễ. Nhưng mà có lẽ cũng chả cần phải làm việc ấy. Có một điều dễ biết nhất và ai cũng phải thấy ngay: cả cái cây rợp bóng và bà cụ hàng nước này đều lành và tốt.
Theo Nguyễn Tuân
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
(0.5đ) Cây bàng được tả trong bài bao nhiêu tuổi?
Năm chục tuổi
Bảy chục tuổi
Một trăm tuổi
Không thể biết
(0.5đ) Đối tượng miêu tả trong bài là:
Bà tiên hiền hậu.
Bà cụ bán hàng nước.
Bà cụ bán hàng và cây bàng.
Cây bàng to.
(0.5đ) Đặc điểm ngoại hình nào của bà cụ được tác giả chú ý nhất?
Bà giống diễn viên tuồng chèo đóng vai bà cụ nhân đức.
Tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hiền hậu.
Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời.
Bà rất nhân hậu, thường hay giúp đỡ trẻ em nghèo.
(0.5đ) Theo tác giả, sự giống nhau dễ nhận ra nhất giữa cây bàng và bà cụ là gì?
Cây bàng và bà cụ đều nhiều tuổi.
Cây bàng bà bà cụ đều trên một trăm tuổi.
Cây bàng và bà cụ đều già, tóc bạc phơ.
Cây bàng và bà cụ đều lành và tốt.
(1đ) ? Trình tự miêu tả của tác giả trong bài văn có gì độc đáo?
A. Miêu tả cây bàng cổ thụ rồi chuyển sang miêu tả bà cụ bán hàng và so sánh để làm nổi bật đặc điểm chung của bà cụ với cây bàng.
B. Miêu tả bà cụ bán hàng rồi chuyển sang miêu tả miêu tả cây bàng cổ thụ và so sánh để làm nổi bật đặc điểm chung của bà cụ với cây bàng.
C. Lúc thì miêu tả cây bàng cổ thụ, lúc thì miêu tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
D. Lúc thì miêu tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng, lúc thì miêu tả cây bàng cổ thụ.
(1đ) Nội dungchính của bài văn là gì?
………………………………………………………………………………………………………
(1đ) Câu “ Đầu bà cụ hàng nước bạc trắng.” Thuộc kiểu câu nào dưới đây:
Câu kể Ai làm gì?
Câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai là gì?
Câu cầu khiến.
(0.5đ) dòng nào dưới đây là những từ đồng nghĩa với từ dũng cảm:
Can đảm, can trường, nhát gan, gan góc
Gan lì, gan góc, can đảm, đảm đang
Anh dũng, anh hùng, quả cảm, gan dạ
Thông minh, anh dũng, gan lì, chuyên cần
(1đ) Trong câu “Cả cái cây rợp bóng và bà cụ hàng nước này đều lành và tốt.”, bộ phận vị ngữ là:
cái cây rợp bóng và bà cụ hàng nước
bà cụ hàng nước này
lành và tốt
đều lành và tốt
10.(0.5đ) Đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về một bạn trong lớp em.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án
Câu 1: D.Không thể biết 0.5đ
Câu 2: C. Bà cụ bán hàng và cây bàng. 0.5đ
Câu 3: B.Tóc bạc phơ phơ như một bà tiên hiền hậu. 0.5đ
Câu 4: D. Cây bàng và bà cụ đều lành và tốt. 0.5đ
Câu 5: Miêu tả cây bàng cổ thụ rồi chuyển sang miêu tả bà cụ bán hàng và so sánh để làm nổi bật đặc điểm chung của bà cụ với cây bàng. 1đ
Câu 6: Ca ngợi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Thêu
Dung lượng: 23,04KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)