ĐỀ KTĐK LẦN 2 ( THAM KHẢO)
Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Thái |
Ngày 09/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KTĐK LẦN 2 ( THAM KHẢO) thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2013 -2014
Môn : Tiếng Việt - lớp 3 – Thời gian 60 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Họ và Tên:……………………………………Lớp…………………..
Điểm chung
Điểm đọc
Điểm viết
Chữ kí người chấm
1,………………
2,……………
Bài đọc: Dòng sông tuổi thơ
Tôi yêu con sông quê tôi vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh buồm màu nâu như màu áo bà tôi, có cánh buồm màu trắng như màu áo chị tôi, có cánh màu xám bạc như màu áo cha tôi suốt ngày vất vả trên đồng ruộng. Những cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực tế nó đang oằn mình đẩy thuyền đi theo gió. Từ bờ tre làng tôi vẫn gặp những cánh buồm đi ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới như một bàn tay vẫy. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như lồng ngực của một người khổng lồ đẩy thuyền đi đến nơi, về đến chốn, mọi ngả, mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng.
B. Đọc thầm và làm bài tập 5 điểm
Câu 1. Khoanh vào chữ cái đầu đáp án đúng (2 điểm)
a) Hình ảnh đẹp nhất của dòng sông tuổi thơ của tác giả là hình ảnh nào?
A. Mặt nước sông phẳng lặng. B. Những bờ tre xanh mát.
C. Những cánh buồm xuôi ngược. D. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm.
b) Cánh buồm màu trắng được so sánh với vật gì?
A. Như mặt nước dòng sông. B. Như màu của mây trời mùa hạ.
C. Như màu áo chị tôi. D. Như màu áo trắng học trò.
c) Lá buồm có những đức tính nào?
A. khỏe mạnh, cần cù, nhẫn nại B. cần cù, chịu khó, nhẫn nại.
C. thương người, chịu khó, cần cù D. cần cù, nhẫn nại, lễ phép
d) Câu văn " Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới như một bàn tay vẫy." được sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Nhân hóa và so sánh.
Câu 2. Em hãy tìm một từ chỉ tính nết của trẻ em và đặt câu với từ đó.(1 điểm)
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: (1 điểm)
Những cánh buồm đang oằn mình đẩy thuyền đi theo gió.
Câu 4. Nối dòng ở cột A với dòng ở cột B cho phù hợp (1 điểm)
A
B
Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực gắn bó với nhau.
Đồng bào.
Cùng làm chung một công việc.
Đồng đội.
Những người cùng nòi giống.
Đồng hương.
Những người cùng đội ngũ.
Cộng đồng.
Những người có cùng một lòng.
Cộng tác.
Những người cùng quê với nhau.
Đồng tâm.
PHẦN KIỂM TRA VIẾT 10 điểm
A. Chính tả 4 điểm
1. Bài viết Nhớ viết 10 dòng thơ đầu bài Việt Bắc 3 điểm Thời gian 15 phút
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Kim Thái
Dung lượng: 195,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)