ĐE KTCL GHKII

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Thu | Ngày 09/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ĐE KTCL GHKII thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

Trường TH & THCS Hùng Vương Thứ ……...…ngày …... tháng 3 năm 2014
Họ và tên: ............................................................. Lớp : 3 ....

BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II.
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 3- PHẦN ĐỌC
Thời gian làm bài: 40 phút
I. Đọc thành tiếng: ……..điểm.
II.Đọc thầm và làm bài tập: ……..điểm.
Đọc thầm:
Thả diều
Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng

Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân

Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời

B.Dựa theo nôi dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Câu: “Sao trời trôi qua - Diều thành trăng vàng”. Tả cánh diều vào lúc nào?
A. Vào ban ngày B. Vào lúc hoàng hôn C.Vào ban đêm
Câu 2: Trong bài thơ tác giả thấy những cánh diều giống những sự vật nào?
A. Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm
B. Chiếc nong, sông Ngân, nong trời. C. Nong trời, cánh đồng, tre làng.
Câu 3: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?
A. Thả diều, phơi, gặt hái B. Trong ngần, chơi vơi, xanh.
C. Cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm.
Câu 4: Em hiểu: “Sao trời trôi qua - Diều thành trăng vàng” là thế nào?
A. Khi không có sao, cánh diều giống như mặt trăng
B. Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
C. Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
A. Tiếng sáo diều trong ngần B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng
C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.
Câu 6: Trong các từ sau: cánh riều, lo gió, chơi vơi, lưỡi liềm. Từ nào viết sai chính tả?
A. Cánh riều, lo gió, chơi vơi. B. Cánh riều, lo gió, lưỡi liềm. C. Cánh riều, lo gió.
Câu 7: Đặt một câu có hình ảnh nhân hoá.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II.
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 3 (PHẦN VIẾT)
(Thời gian làm bài: 40 phút)
I.Chính tả nghe- viết :
Nhà bác học Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học…, sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi. Ông được coi là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
II. Tập làm văn:
ĐỀ BÀI:
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết.
……………………………………………………………………………………….
BIỂU ĐIỂM + ĐÁP ÁN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 3.
Phần I : Đọc : 10 điểm:
A.Đọc thành tiếng : 6 điểm.
-Học sinh đọc một trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách TV3-Tập 2): 5 điểm
-Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc : 1 điểm.
B.Đọc – Hiểu: 4 điểm.
Câu 1 : ý C. 0.5 điểm. Câu 5: ý A. 0.5 điểm.
Câu 2 : ý A. 0.5 điểm. Câu 6: ý C 0.5 điểm.
Câu 3 : ý B. 0.5 điểm. Câu 7: HS đặt câu đúng: 0.5 điểm
Câu 4 : ý C 1 điểm.

Phần II : Viết : 10 điểm.
A.Chính tả: 5 điểm.
-Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày đẹp : 5 điểm.
-Mỗi lỗi chính tả ( sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh) trừ 0,25 điểm.
-Bài viết xấu, bẩn, sai về độ cao, mẫu chữ có thể trừ 1 điểm toàn bài.
B. Tập làm văn : 5 điểm.
-HS viết được từ 7 đến 10 câu theo gợi ý ở đề bài, câu văn dùng từ đúng, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 5 điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Thu
Dung lượng: 114,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)