Đề KT Vật lí 9

Chia sẻ bởi Trang Van Nam | Ngày 14/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Đề KT Vật lí 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

giáo dục và đào tạo huyện Phúc Thọ
Trường THCS Vân Nam
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Vật lý - Khối 9
Thời Gian : 45 phút


I/ LÝ THUYẾT: (3 điểm)
Câu 1. (2 đ)
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ?
- Sự khúc xạ ánh sáng xảy ra như thế nào khi chiếu tia tới từ không khí vào nước ? Từ thủy tinh ra không khí?
Câu 2. ( 1 đ) Vật có màu là nhờ vào các khả năng nào của vật?
II/ BÀI TẬP: (7 điểm)
Câu 1. (1,5 đ) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 500 vòng dây. Muốn tăng hiệu điện thế lên 4 lần thì cuộn dây thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng ? Loại máy biến thế này là loại tăng hay hạ thế?
Câu 2.( 1,5 đ) Vì sao muốn truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn, người ta lại phải dùng hai loại máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện ?
Câu 3 : (4 đ)
Vật sáng AB có độ cao h được đặt
vuông góc với trục chính của thấu
kính phân kỳ có tiêu cự f, điểm A
nằm trên trục chính và có vị trí tại
tiêu điểm F của thấu kính
(Hình vẽ 1).
1. Dựng ảnh của A/B/ của AB qua thấu kính
Nêu rõ chiều, độ lớn, tính chất của ảnh so với vật.
2. Bằng hình học, xác định độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Biết h = 3 cm; f = 14 cm.
HẾT

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I/LÍ THUYẾT: (3đ)
Câu 1 : (2 đ)- Hiện tượng ánh sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc ( đột ngột đổi hướng ) ở mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Khi chiếu một chùm tia sáng hẹp từ không khí vào nước ta thu được chùm tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn chùm tia tới – nghĩa là : r < i. Khi tia sáng đi từ thủy tinh ra không khí ta thấy tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tời ( trong trường hợp có tia khúc xạ) – nghĩa là : r > i.
Câu 2 : (1đ) Vật có màu là nhờ vào các khả năng:
Phát ra màu của vật
Hấp thụ màu của vật.
Tán xạ của vật
II/ BÀI TẬP: (7 điểm)
Câu 1 : (1.5 đ)
=
Đây là máy tăng thế ( U1 < U2)
Câu 2: (1.5 đ)
Muốn giảm hao phí phải tăng hiệu điện thế. Do đó, phải đặt một máy biến thế I (tăng thế) ở đầu đường dây tải. Ở nơi sử dụng điện chỉ cần U = 220 V (380V) ; như vậy phải có máy biến biến thế II (hạ thế).
Câu 3 (4 đ):
1. Dựng ảnh của AB:
ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ
Hơn vật




2. Gọi chiều cao của ảnh là A/B/. Ta có tứ giác ABCO là hình chữ nhật nên B/ là trung điểm của BO và AO.
Mặt khác AB//A/B/ nên A/B/ là đường trung bình của tam giác ABO
Suy ra A/B/ =  và OA/ = 
Vậy chiều cao của ảnh bằng 1,5 cm và ảnh cách tâm thấu kính một khoảng bằng 7 cm.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trang Van Nam
Dung lượng: 45,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)