De KT Van-TViet8.DOC

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Khanh | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: De KT Van-TViet8.DOC thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

đề kiểm tra tiếng việt
( Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tênLớp
I. Phần trắc nghiệm:( 5 điểm )
? Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Câu ghép là loại câu có đặc điểm:
A. Do hai hoặc nhiều cụm C- V tạo thành.
B. Do hai hoặc nhiều cụm C-V bao chứa nhau tạo thành.
Câu 2: Các vế trong câu ghép không được nối với nhau bằng:
A. Một quan hệ từ B. Một cặp quan hệ từ
C. Một cặp trợ từ D. Một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ.
Câu 3: Các vế của câu ghép: “Hôm qua em không đi học vì em bị ốm” có quan hệ:
A. Nguyên nhân; B. Điều kiện
C. Bổ sung D. Giải thích
Câu 4: Cho câu “Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” (Bài toán dân số). Trong câu trên, dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
A. để đánh dấu phần chú thích B. để đánh dấu lời dẫn trực tiếp
C. để đánh dấu phần giải thích D. để đánh dấu phần bổ sung
Câu 5: Nối các nội dung ở cột A với cột B cho thích hợp để được những nhận định đúng về tác dụng của một số dấu câu đã học:
A
 Nối
 B


1. Dấu chấm hỏi

a. được đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ đó


2. Dấu chấm lửng

b. được đặt ở cuối câu nghi vấn, hoặc sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ đó.


3. Dấu phẩy

c. được dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn trong câu.




4. Dấu chấm than

d. được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu( cụ thể là: giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ; giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu; giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó; giữa các vế của một câu ghép)



5. Dấu ngoặc kép

e. được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết; thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm dãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm



II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu1: (1,5 điểm)
Liệt kê những lỗi về dấu câu mà học sinh thường mắc? Lấy ví dụ cụ thể cho mỗi loại?

Câu 2: (1,5 điểm)
Điền các dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ( )
“Rồi chị túm lấy cổ hắn( ) ấn dúi ra cửa( ) Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền( ) hắn ng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Khanh
Dung lượng: 37,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)