Đề KT văn học hiện đại kì I đê 2

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Thanh Tâm | Ngày 11/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Đề KT văn học hiện đại kì I đê 2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018
Môn: Văn Lớp: 9 Thời gian: 45’

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
B/Thiết kế ma trận :
Mức độ

Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng





Thấp
Cao


Chủ đề 1 :
Thơ hiện đại
(8t)
- Chép đầy đủ khổ thơ.
- Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ.
- Phân tích hình ảnh thơ “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.




Số câu, số điểm
Tỉ lệ
1 ½ C(C1,
½ C2)

30%
1 ½ C(½C2, C3)

30%


3C

60%

Chủ đề 2:
Truyện ngắn hiện đại
(6t)



 Nêu cảm nhận về nhân vật trong văn bản.
 Nêu cảm nhận của bản thân về một vấn đề trong đời sống có liên quan đến tác phẩm.


Số câu, số điểm

Tỉ lệ


½ C (C4a)

20%
½ C (C4b)

20%
1 C (C4)

40%

Tổng số câu, số điểm
Tỉ lệ %
1 ½ C

30%
1 ½ C

30%
½ C

20%
½ C

20%
4 C
10đ
100%




Đề 2:
Câu 1: (2,0 đ) Đoạn kết của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: (2,0 đ) Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Nguyễn Duy – “Ánh trăng”)
Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ.
Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.
Câu 3: (2,0 đ) Phân tích ý nghĩa hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Câu 4: (4,0 đ)
a. Có người bảo : “Tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là cơ sở của tình yêu nước”, em có đồng ý không? Vì sao? (1đ)
b. Hãy viết một đoạn văn (7 – 10 câu) bàn về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước. (2đ)
Đáp án:

Câu/ ý
Yêu cầu
Điểm

1

a.

HS chép chính xác 3 câu thơ còn lại trong khổ thơ.
2,0 điểm

1,0


b.
 Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tác phẩm sáng tác năm 1958, nhân chuyến tác giả đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
1,0

2

a.

Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh .
Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc
2,0 điểm
(0,5đ)

(0,5đ)


b.
- Tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng phai mờ.
Trăng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở người lính (chúng ta): Con người có thể vô tình nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
(0,5đ)


(0,5đ)

3



 Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa là hình ảnh thật, vừa là hình ảnh biểu tượng. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mộng mơ. Đầu súng là biểu tượng của chiến tranh khói lửa, hiểm nguy, còn vầng trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sỹ và thi sĩ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Thanh Tâm
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)