Đề KT văn 9-tiết76- tuần 16

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thiện Hạnh | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề KT văn 9-tiết76- tuần 16 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS CHỢ LẦU.
Lớp : 9…….
Họ tên : …………………………..
 Kiểm tra 1 tiết – Học kì 1
Môn : Ngữ Văn 9 . Tuần 16 – Tiết 76
Năm học : 2011– 2012.

 Điểm :



 Lời phê của giáo viên : ĐỀ1

Đề :
I- Trắc nghiệm (3đ): Đọc kỹ các câu hỏi bên dưới và khoanh tròn đáp án đúng nhất :
1/ Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” viết về những em bé của dân tộc nào?
a. Tà-ôi. b. Rắc-lây. c. Ê-đê. d. Chăm.
2/ Văn bản được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp về đề tài người nông dân là :
a. Làng b. Chiếc lược ngà. c. Lặng lẽ SaPa. d. Đoàn thuyền đánh cá.
3/Tác giả đã đặt ông Hai trong truyện “Làng” vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?
a. Tin làng theo giặc ông tình cờ nghe được từ những người tản cư
b. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai.
c. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc.
d. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng Chợ Dầu của mình
4/ Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, ai là người nói câu :“Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa”?
a. anh thanh niên. b. ông họa sĩ. c. Cô kĩ sư d. bác lái xe.
5/ Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?
a. Vụng về, thô nhám b. Kiên nhẫn, khéo léo c. Cần cù, chăm chỉ d. Mảnh mai yếu đuối
6/ Em hiểu các “câu hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa như thế nào?
a. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. c. Thể hiện sức mạnh vô địch của người dân chài.
b. Thể hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. d. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.
7/ Bài thơ “Đồng chí” là sáng tác của tác giả nào?
a. Chính Hữu. b. Phạm Tiến Duật. c. Nguyễn Duy. d.Nguyễn Khoa Điềm.
8/ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính lái xe gặp phải khó khăn gì khi xe không có kính?
a. Khó nổ máy, xe chạy tốn xăng. c.Nhiều gió bụi trời mưa , ướt áo.
b. Khó nghe thấy tiếng máy bay giặc. d.Nhìn không rõ đường xe chạy d. Nhiều gió bụi, trời mưa ướt áo a. Kiên nhẫn khéo léo b. Vụng về, thô nhám c. Cần cù, chăm chỉ d. Mảnh mai, yếu đuối
9/ Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ SaPa” chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
a. Hiện ra qua sự nhìn nhận đánh giá của các nhân vật khác. c. Tự giới thiệu về mình.
b. Được miêu tả trực tiếp. d. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già.
10/ Cây lược ngà có một ý nghĩa thiêng liêngđối với ông Sáu (trong “ Chiếc lược ngà”) là do:
a. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm đối với đứa con trong xa cách.
b. Nó chứng tỏ ông là người biết giữ đúng lời hứa với đứa con gái bé bỏng của mình.
c. Ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian để đi tìm ngà voi và làm ra chiếc lược.
d. Lúc bấy giờ có được một cây lược làm bằng ngà voi là vô cùng hiếm hoi, quý giá.
11/Giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được biểu hiện như thế nào?
a. Trữ tình, tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng. c. Ngang tàng, trẻ trung, pha chút tinh nghịch.
b. Vội vã, gấp rút, khẩn trương, mạnh mẽ. d.Hào hùng,hoành tráng, phóng khoáng, nghịch ngợm.
.12/ Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh”Trong bài thơ “Ánh trăng” tượng trưng cho điều gì?
a. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy. c. Cuộc sống hiện tại no đủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thiện Hạnh
Dung lượng: 125,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)