Đề KT Tiếng Việt 3 giữa học kì I

Chia sẻ bởi Hà Huy Tráng | Ngày 09/10/2018 | 109

Chia sẻ tài liệu: Đề KT Tiếng Việt 3 giữa học kì I thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

Họ và tên:………………….
Lớp….Trường TH Vạn Phúc
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2011 – 2012
Môn Tiếng Việt lớp 3

Điểm đọc:
Điểm viết:
Điểm TB:
Giáo viên coi:
Giáo viên chấm

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC 10 điểm
A. Đọc thành tiếng 5 điểm
Học sinh đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút; bước đầu biết đọc diễn cảm cho 5 điểm. Tủy theo mức độ đọc của học sinh giáo viên cho 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.
Bài đọc: Rơm tháng mười
Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nép vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
II. Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập 5 điểm
Câu 1. Khoanh vào chữ cái đầu đáp án đúng 2 điểm
a) Rơm tháng mười có màu sắc như thế nào?
A. Vàng như hổ phách. B. Vàng óng ánh.
C. Vàng tươi. C. Xanh ngắt.
b) Mùi hương của rơm tháng mười như thế nào?
A. Thơm thoang thoảng. B. Thơm ngào ngạt.
C. Thơm ngầy ngậy. D. Thơm sực nức.
c) Trong bài bọn trẻ chơi như thế nào?
A. Đốt rơm để sưởi ấm.
B. Làm chiếc lều rơm để chơi.
C. Nằm lăn ra sưởi nắng, lăn lộn, vật nhau, chơi trò lộn đầu xuống đất.
D. Nằm trên rơm mắt lim dim nhìn trời mây.
d) Trong câu “Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre.” tác giả đã so sánh rơm với gì?
A. Tấm thảm làm bằng len. B. Ngõ ngách bờ tre.
C. Như những kén tằm vàng óng. D. Tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực.
Câu 2. (1 điểm) a) Gạch chân từ chỉ trạng thái trong những từ sau:
rơm, chạy nhảy, lim dim, lũ trẻ
b) Gạch chân từ chỉ sự vật trong những từ sau:
khổng lồ, mây, vàng óng, lim dim
Câu 3. Em hãy đặt câu với từ “thiếu nhi”. (1 điểm)
















































































































































































Câu 4. Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì” trong câu sau: 1 điểm
Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ.
PHẦN KIỂM TRA VIẾT 10 điểm
I. Chính tả 4 điểm
1. Bài viết 3 điểm Thời gian 15 phút
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Cô giáo tí hon (Tiếng Việt 3 tập I trang 17), đoạn “Bé kẹp lại tóc….chào cô”.







































































* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Huy Tráng
Dung lượng: 108,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)