De kt NV 9 HKII- Tho

Chia sẻ bởi Phạm Thị Phương Liễu | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: de kt NV 9 HKII- Tho thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA THỐNG NHẤT MÔN NGỮ VĂN 9



I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Khoanh tròn vào một đáp án đúng nhất ở mỗi câu.

Câu 1/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải sáng tác khi nào?
Thời kháng chiến chống Pháp
Thời kháng chiến chống Mĩ
Nhân ngày đất nước thống nhất
Trước khi tác giả qua đời
Câu 2/ Nhan đề mùa xuân nho nhỏ có thể hiểu như thế nào?
Mùa xuân xứ Huế so với mùa xuân của cả đất nước là rất nhỏ bé.
Tác giả nguyện làm một mùa xuân góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời chung.
Một bông hoa, một con chim chiền chiện chỉ có thể làm một mùa xuân nho nhỏ
Mùa xuân mà tác giả miêu tả là một mùa xuân nhỏ so với mùa xuân của đất trời.
Câu 3/ Câu thơ: “ Mọc giữa dòng sông xanh” thể hiện sự cảm nhận mùa xuân ở trạng thái nào sau đây?
Niềm vui của tác giả giả.
Sức sống của thiên nhiên
Vẻ đẹp của mùa xuân
Màu sắc của không gian.
Câu 4/ Bài thơ Viếng lăng Bác nằm trong tập thơ nào của nhà thơ Viễn Phương?
Thơ Việt Nam
Như mây mùa xuân
Hoa ngày thường
Chim báo bão
Câu 5/ Nội dung chính của bài Viếng lăng Bác là:
Lòng yêu thương thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ.
Niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ khi được ra Hà Nội.
Nỗi luyến tiếc khi tác giả phải xa rời lăng Bác.
Niềm vui sum họp hai miền Nam Bắc.
Câu 6/ Bài Sang Thu của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào?
Thất ngôn bát cú
Thất ngôn tứ tuyệt
Ngũ ngôn
Song thất lục bát.
Câu 7/ Sự biến đổi của đất trời từ Hạ sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh được cảm nhận từ hình ảnh nào?
Hương ổi phả vào trong gió se.
Hình như Thu đã về.
Chim bắt đầu vội vã.
Vắt nửa mình sang Thu
Câu 8/ Trong hai câu thơ: Sấm cũng bớt bất ngờ / trên hàng cây đứng tuổi. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
So sánh và nhân hóa.
Tả thực và nhân hóa
Tả thực và ẩn dụ
Nhân hóa và ẩn dụ.
Câu 9/ Từ “ dềnh dàng” trong bài Sang Thu chỉ trạng thái nào?
Nhanh chóng, vội vã.
Chậm chạp, thong thả,
Từ nhanh chóng đến chậm chạp.
Trang thái bình thường.
Câu 10/ Cụm từ: Người đồng mình trong bài thơ Nói với con của Y Phương có nghĩa là gì?
Người làm ruộng ở quê mình.
Những người có chung một nguồn gốc.
Người vùng mình, người miền mình hoặc cụ thể là người cùng quê hương, cùng dân tộc.
Những người cùng chng lí tưởng.
Câu 11/ Câu thơ: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” nhằm diễn đạt ý gì?
Cuộc sống mộc mạc của người dân quê hương.
Người dân quê hương giàu tinh thần sáng tạo và ý chí kiên cường.
Tinh thần lao động cần cù của “ người đồng mình”
Lòng tự hào của người dân đối với quê hương.
Câu 12/ Bài thơ Nói với con được sáng tác vào năm nào?
1978
1979
1980
1981


II. PHẦN TỤ LUẬN. ( 7đ)

Câu 1/ Sắp xếp các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học theo từng giai đoạn lịch sử.( 1đ)
Từ 1945 đến 1954
Từ 1954 đến 1964
Từ 1964 đến 1975
Sau 1975
Câu 2/ Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ Sang Thu và cho biết nghĩa ẩn dụ ở hai câu thơ cuối.( 2đ)
Câu 3/ Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “ Viếng lăng Bác” (4đ)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Phương Liễu
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)