ĐE KT NGU VAN 8 HKI

Chia sẻ bởi nguyễn thị thủy | Ngày 11/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: ĐE KT NGU VAN 8 HKI thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BIÊN HOÀ
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 8

TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )




I. MA TRẬN
Cấp độ

Tên
chủ
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao



TL
TL
TL
TL


Tiếng Việt:
Câu ghép
Nhận biết được thế nào là câu ghép
Số câu: 1/3
Số điểm: 0,25
Hiểu được câu ghép là gì và cách nối các vế trong câu ghép.
Số câu: 1/3
Số điểm: 0,5
Vận dụng lấy ví dụ minh họa.
Số câu: 1/3
Số điểm: 0,25

Số câu: 1
Điểm:1

Văn bản:
Lão Hạc
Nêu những nét chính về tác giả Nam Cao và hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Lão Hạc”
Số câu: 1
Số điểm:2



Số câu: 1
Điểm:2

Tập làm văn: Thuyết minh đồ vật



Vận dụng viết một bài văn thuyết minh về đồ vật
Số câu: 1
Số điểm: 7
Số câu: 1
Điểm:7

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1+1/3 câu
2,25 điểm
22,5%
 1/3 câu
0,5 điểm
5 %
1/3 câu
0,25điểm
2,5 %
1 câu
7 điểm
70%
Số câu: 3
Điểm:10

II. ĐỀ:
Câu 1: (2đ)Nêu những nét chính về tác giả Nam Cao và hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Lão Hạc”?
Câu 2: (1đ)Em hiểu thế nào là câu ghép? Nêu cách nối các vế trong câu ghép? Lấy ví dụ?
Câu 3: (7đ) Đề bài: Thuyết minh về một cây bút bi.
III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1:
* Những nét chính về tác giả Nam Cao (1đ)
Nam Cao sinh năm (1915 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam (0,25đ)
Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài viết về người nông dân và người trí thức nghèo trong xã hội cũ; (0,25đ)
Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến (0,25đ)
Nam Cao được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoc nghệ thuật (1996) (0,25đ)
* Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Lão Hạc:(1đ)
-Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám (0,5đ)
- Đăng báo lần đầu 1943 (0,5đ)
Câu 2:
Khái niệm câu ghép: (0,25đ)
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C- V này được gọi là một vế câu.
VD: Thầy chủ nhiệm bắt đầu nói, học sinh chăm chú nghe.
Cách nối các vế trong câu ghép: (0,5đ)
- Dùng từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
Không dùng từ nối: trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
VD: 0,25
a. Lan thích học văn còn tôi thích học toán.
b. Nếu anh đến sớm hơn thì anh sẽ gặp được thầy chủ nhiệm.
c. Trời càng về trưa nắng càng gay gắt.
d. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
Câu 3:
Đề bài: Thuyết minh về một cây bút bi.
Hình thức: 0,5 điểm
Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, đẹp. (0,25 điểm)
- Trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả. (0,25 điểm)
2. Nội dung: 6,5 điểm
- Biết cách làm bài văn thuyết minh. Kiến thức khoa học, chính xác, cụ thể.
- Giữa các phần có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Sử dụng được các phương pháp thuyết minh.

Các phần
Nội dung các phần
Điểm

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị thủy
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)