DE KT NGU VAN 8

Chia sẻ bởi Phan Doãn | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: DE KT NGU VAN 8 thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ KUIN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TIẾT 113
TRƯỜNG THCS VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra và củng cố kiến thức của học sinh về thơ, văn nghị luận trung đại, văn bản nước ngoài.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn viết đoạn văn.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ làm bài.
- Tích hợp kĩ năng suy nghĩ, nhận thức và ra quyết định.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đề kiểm tra
2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy làm bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Tên chủ đề
Mức độ


Nhận biết
Thông hiểu

1. Nghệ thuật trong thơ
- Số câu: 01
- Số điểm
2. Văn học nước ngoài
- Số câu: 01
- Số điểm
3. Thơ Việt Nam
- Chỉ ra biện pháp tu từ
0,5 điểm (0,5 %)

- Phân tích giá trị của biện pháp tu từ
1,5 điểm (15%)


 - Cảm nhận

2,0 điểm (20%)
- Ý nghĩa

1,0 điểm (10%)



- Viết một bài văn hoàn chỉnh
5,0 điểm (50%)


II. ĐỀ RA:

Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Câu 2: (3,0 điểm)
Cảm nhận của em về văn bản Đi bộ ngao du (Trích Ê– min hay Về giáo dục của Ru – Xô)

Câu 3: (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “ Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thắm”.
Qua bài thơ Quê hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./.
------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ KUIN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
TRƯỜNG THCS VIỆT ĐỨC TIẾT 113 – NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN 8


Câu 1: (2,0 điểm)
1. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ (0,5 điểm)
- Phép tu từ nhân hoá: “trăng nhòm”, điệp từ “ngắm”.
2. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ (1,5 điểm)
- Nghệ thuật nhân hoá: Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẽ mối tình tri âm tri kỉ.
- Nghệ thuật điệp từ: Từ ‘ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Câu 2: (3,0 điểm)
Cảm nhận của em về văn bản Đi bộ ngao du (Trích Ê – min hay Về giáo dục của Ru – Xô):
1. Hiểu được đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị: (2,0 điểm)
- Đi bộ khiến cho con người thoải mái, chủ động và tự do.
- Đi bộ rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la.
- Đi bộ ngao du vô cùng thú vị.
2. Văn bản Đi bộ ngao du giúp cho ta mở rộng tầm nhìn trong cuộc sống, phát triển nhân cách, thể lực; đem lại nhiều bài học tích cực, có giá trị, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị. (1,0 điểm)
Câu 3: (5,0 điểm)
Yêu cầu cần chứng minh:
- Tình yêu quê hương, đất nước trong sáng và đằm thắm:
+ Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện trong cách cảm nhận, miêu tả về làng quê.
+ Tác giả không chỉ miêu tả những hình ảnh bên ngoài của quê hương với “cái nhìn bằng thị giác” mà còn cảm nhận được cái hồn của quê hương ẩn kín bên trong con người và cảnh vật. Đó là cái nhìn thông qua lăng kính tâm hồn.
+ Tình yêu quê hương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Doãn
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)