ĐỀ KT CK2_TIẾNG VIỆT-đọc LỚP 3

Chia sẻ bởi Lê Văn Cò | Ngày 09/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KT CK2_TIẾNG VIỆT-đọc LỚP 3 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:






Điểm KT CK 2
Tên GV coi thi:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chữ ký:

Tên Gv chấm thi:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chữ ký:


Đọc
hiểu
Đọc
thành tiếng
Đọc
(chung)










1. ĐỌC THẦM, TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 điểm)
Bài đọc thầm: (Học sinh cần đọc kỹ bài đọc thầm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cặp bến và cho những đứa con thăm quê mẹ.
Theo VŨ TÚ NAM
Chú thích: Tiêu: vật dùng làm mốc để đánh dấu vị trí.

Dựa vào nội dung bài đọc thầm, em hãy đánh dấu chéo (X) vào ô vuông trước ý trả lời đúng trong các câu dưới đây:
Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
a.( Tả cây gạo. b.( Tả chim.
c.( Tả cây gạo và chim.
Câu 2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a.( Vào mùa hoa. b.( Vào mùa xuân.
c.( Vào 2 mùa kế tiếp nhau.
Câu 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a.( 1 hình ảnh.
b.( 2 hình ảnh.
c.( 3 hình ảnh.





Câu 4. Những sự vật nào trong bài văn trên được nhân hoá?
a.( Chỉ có cây gạo được nhân hoá.
b.( Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.
c.( Cả cây gạo , chim chóc và con đò được nhân hoá.
Câu 5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào?
a.( Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
b.( Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c.( Nói với cây gạo như nói với người.

2. ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm). Học sinh bốc thăm để đọc bài trong thời gian 1 phút và trả lời câu hỏi.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG – Lớp 3

PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm: đọc thành tiếng 4 điểm + TLCH 1 điểm).
Đọc rõ ràng, trôi chảy, đúng tiếng, đúng từ, sai không quá 3 tiếng (2 điểm)
Đọc sai từ 3 – 5 tiếng đạt 1,5 điểm.
Đọc sai từ 6 – 10 tiếng đạt 1 điểm.
Đọc sai từ 11 – 15 tiếng đạt 0,5 điểm.
Đọc sai trên 15 tiếng 0 điểm.
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (sai không quá 2 chỗ) (1 điểm)
Không ngắt nghỉ chưa đúng 3 – 5 chỗ đạt 0,5 điểm.
Không ngắt nghỉ chưa đúng trên 5 chỗ hoặc không có ý thức ngắt nghỉ hơi: 0 điểm.
Tốc độ đọc: đạt thời gian quy định (1’) (1 điểm)
Đọc trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm
Đọc trên 2 phút: 0 điểm.
Trả lời câu hỏi đúng (1 điểm). Điểm 0 – 1 theo đáp án.

ĐÁP ÁN TLCH ĐỌC THÀNH TIẾNG

Bài HAI BÀ TRƯNG
TLCH (1điểm): Những tội ác của giặc là: chém giết dân làng (0,25đ), cướp hết ruộng nương (0,25đ), bắt dân ta lên rừng săn thú lạ (0,25đ), xuống biển mò ngọc trai (0,25đ) khiến nhiều người thiệt mạng.

Bài ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
TLCH (1điểm):
Câu 1 (0,25đ). Khi còn là một cậu bé, Cao Bá Quát có mong muốn: Nhìn rõ mặt nhà vua (0,25đ)
Câu 2 (0,75đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Cò
Dung lượng: 10,96KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)