Đề KT 45' - HKI Sinh 7

Chia sẻ bởi Trần Hồng Lý | Ngày 15/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Đề KT 45' - HKI Sinh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:



Trường THCS Thống Nhất Đề kiểm tra - Môn : Sinh học 7

Lớp: ....................................... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ tên :.....................................

I. Phần trắc nghiệm. ( 3 điểm )

Câu 1: ( 2đ).Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với các thông tin ở cột B và điền vào cột quả.

Cột A
Cột B
Kết quả

1.Trùng roi.
2.Trùng biến hình .
3. Trùng sốt rét.
4. Trùng giày.
a.Phân nhiều
b.Phân đôi theo chiều ngang
c.Phân đôi theo chiều dọc.
d. Phân đôi tự do.
1:………………
2:………………
3:………………
4:………………


Câu 2: ( 0,) Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua.
B. Ruột dạng túi.
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.
D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.

Câu 3:( 0,) Giun đũa không bị tiêu hoá trong ruột non người là do:
A. Giun đũa có lớp vỏ cuticun bao bọc bên ngoài
B. Enzim trong ruột không đủ mạnh để tiêu hoá giun đũa.
C. Giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh .
D. Giun lẩn tránh được enzim nên không bị tiêu hoá.

II. phần tự luận. ( 7 điểm )
Câu 1: ( 3 điểm ).
Cấu tạo của Sán lá gan thích nghi đời sống kí sinh như thế nào ?
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày các biện pháp phòng chống Giun dẹp kí sinh ?
Câu 3: (2 điểm)
Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Động vật Nguyên sinh?




đáp án - BIỂU ĐIỂM

I. Phần trắc nghiệm. ( 3 điểm )

Câu 1: (2 đ ) Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A và điền vào cột trả lời C.
1.c
2.d
3.a
4.b

Câu 2: ( 0,5 đ ) C
Câu 3: ( 0,5 đ ) A

II. phần tự luận. ( 7 điểm )

Câu 1: ( 3 điểm ).
- Sán lá gan dùng giác bám, bám chắc vào nội tạng vật chủ - Hầu có thành cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng đưa vào hai nhánh ruột - Ruột phân nhánh nhỏ để vừa tiêu hoá vừa dẫn chất dinh dưỡng.
- Mắt và lông bơi tiêu giảm => Không cần thiết cho đời sống kí sinh.
- Hệ sinh dục lưỡng tính, phân thành nhiều nhánh => Tăng khả năng sinh sản ở sán lá gan
Câu 2. Các biện pháp phòng chống giun dẹp kí sinh (2đ):
- Vệ sinh thân thể như: rửa tay trước khi ăn, tắm giặc hằng ngày, không đi chân đất,…
- Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, hạn chế ăn rau sống,…
- Vệ sinh môi trường: quét dọn nhà cửa, khơi thông nước đọng,…
- Uống thuốc tẩy giun định kì: 6 tháng 1 lần.

Câu 3: . Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh: (2đ)
Cơ thể có kích thước hiển vi.
Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng của cơ thể sống.
Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi hoặc tiêu giảm. sinh sản cô tính bằng phân đôi.
Vai trò:
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ. Ví dụ: trùng biến hình,…
Có ý nghĩa về địa chất. Ví dụ: trùng lỗ,…
Chỉ thị cho môi trường. Ví dụ: trùng roi,…
Một số gây bệnh cho động vật và con người. Ví dụ: trùng sốt rét,…

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hồng Lý
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)