ĐỀ KT 1 TIẾT KH II
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hoài Hương |
Ngày 14/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KT 1 TIẾT KH II thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Họ và tên : ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II – Đề số 1.
A. TRẮC NGHIỆM:(3đ)Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau.
Câu 1. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết
A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó.
C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó.
Câu 2. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau.
Câu 3. Công suất không có đơn vị đo là
A. Oát (W). B. Jun trên giây (J/s). C. Kilô oát (KW). D. Kilô Jun (KJ).
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.
Câu 5. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào
Câu 6. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lí là.
A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học
B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp học.
C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp lớp học.
D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khí ở trong lớp học nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa.
Câu 7. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Bởi vì
A. khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên.
B. khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. D. đường có vị ngọt.
Câu 8. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau?
A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 9. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. nhiệt năng của miếng sắt giảm.
C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. D. nhiệt năng của nước giảm.
B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 10. (2đ).Phát biểu định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật? Cho ví dụ
Câu 11. (3đ) .Trong 10 phút An đưa một kiện hàng có trọng lượng 360N chuyển động đều lên cao 10m. Trong 14 phút Bình đưa được một vật có trọng lượng 420N chuyển động đều lên cao 10m.
a.Tính công mà An và Bình thực hiện được.
b.Tính công suất mà An và Bình thực hiện được bằng 2 cách. c.Theo em ai làm việc khỏe hơn?
d.Nếu An dùng pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động để kéo vật với lực kéo 200N, hãy tính hiệu suất của pa lăng
Câu 12. Khi mài ,cưa, khoan các vật cứng người ta đổ thêm nước vào các lưỡi cưa hoặc mũi khoan . Tại sao vậy?
A. TRẮC NGHIỆM:(3đ)Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau.
Câu 1. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết
A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó.
C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó.
Câu 2. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau.
Câu 3. Công suất không có đơn vị đo là
A. Oát (W). B. Jun trên giây (J/s). C. Kilô oát (KW). D. Kilô Jun (KJ).
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.
Câu 5. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào
Câu 6. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lí là.
A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học
B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp học.
C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp lớp học.
D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khí ở trong lớp học nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa.
Câu 7. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Bởi vì
A. khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên.
B. khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. D. đường có vị ngọt.
Câu 8. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau?
A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 9. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. nhiệt năng của miếng sắt giảm.
C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. D. nhiệt năng của nước giảm.
B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 10. (2đ).Phát biểu định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật? Cho ví dụ
Câu 11. (3đ) .Trong 10 phút An đưa một kiện hàng có trọng lượng 360N chuyển động đều lên cao 10m. Trong 14 phút Bình đưa được một vật có trọng lượng 420N chuyển động đều lên cao 10m.
a.Tính công mà An và Bình thực hiện được.
b.Tính công suất mà An và Bình thực hiện được bằng 2 cách. c.Theo em ai làm việc khỏe hơn?
d.Nếu An dùng pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động để kéo vật với lực kéo 200N, hãy tính hiệu suất của pa lăng
Câu 12. Khi mài ,cưa, khoan các vật cứng người ta đổ thêm nước vào các lưỡi cưa hoặc mũi khoan . Tại sao vậy?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hoài Hương
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)