ĐỀ KSCLĐN MÔN LÝ 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiên | Ngày 14/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KSCLĐN MÔN LÝ 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS thị trấn Chi Nê
Tổ KHTN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Vật Lý 8
(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề )

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào giấy thi: từ câu 1 đến câu 2
Câu 1: Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiễm điện âm vì:
A. Vật đó mất bớt điện tích âm C. Vật đó nhận thêm điện tích dương
B. Vật đó mất bớt electron D. Vật đó nhận thêm electron
Câu 2: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây là ...
A. nguồn điện C. Nam châm điện
B. Bàn là điện D. Đèn điôt phát quang
Câu 3: Điền từ( hoặc cụm từ) thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a/ Dòng điện trong kim loại là dòng các electron ....................................................................
b/ Ampe kế dùng để đo ............................................................................................................
Mắc hai chốt của ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được mắc về phía cực ....................................... của nguồn điện.
Câu 4:
Cột A: Các tác dụng của dòng điện
Cột B: Ứng dụng-Hoạt động của dụng cụ điện

1.Tác dụng nhiệt
2. Tác dụng phát sáng
3. Tác dụng từ
4. Tác dụng hóa học
a. Đèn đi ốt phát quang sáng
b. Chuông điện kêu
c. Mạ điện
d. Bàn là điện đang hoạt động


Nối cột A với cột B cho phù hợp : 1_ ..........; 2_............; 3_ .......... ; 4_ .............
II. TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 5 (1,5 đ): Chất dẫn điện là gì? Trong các vật sau đây: Vở dây dẫn điện, lõi dây dẫn điện, dây tóc bóng đèn, võ nhựa của phích cắm điện, hai chốt cắm của phích điện. Vật nào là vật dẫn điện ?
Câu 6 ( 1 đ ): Các vật A, B, C đều nhiễm điện . Đưa vật A nhiễm điện âm gần vật B thì thấy chúng hút nhau, đưa vật B gần vật C thì thấy hai vật đẩy nhau . Cho biết vật C nhiễm điện loại gì ? Vì sao ?
Câu 7( 2 đ): Cho các dụng cụ điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, 1 công tắc, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2.
a/ Vẽ sơ đồ mạch điện kín với công tắc đóng. Ghi dấu chốt dương, chốt âm của ampe kế
b/ Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch điện trên.
Câu 8 ( 2,5 đ) : Cho mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, biết cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là 0,2A ; hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là 3,8V và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là 2V.
a/ Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ2 và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp ?
b/ Trên đèn Đ1 ghi 4V, đèn Đ2 ghi 1,5V. Hãy nhận xét độ sáng của mỗi đèn ? Giải thích.
C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
I. TRẮC NGHIỆM( 3đ).
Câu 1: D 0,5điểm
Câu 2: C 0,5điểm
Câu 3: a/ tự do dịch chuyển có hướng 0,5điểm
b/ cường độ dòng điện – dương 0,5điểm
Câu 4: 1_...d...; 2_...a....; 3_ ...b.....; 4_...c..... 1 điểm

II. TỰ LUẬN (7 đ)
Câu 5 : 1,5 điểm
- Chất dẫn điện : sgk/ 57 0.75điểm
- lõi dây dẫn điện, dây tóc bóng đèn, hai chốt cắm của phích điện 0,75điểm
Câu 6 : 1 điểm
C nhiễm điện dương 0,5điểm
... A, B hút nhau -> B nhiễm điện dương,
... B, C đẩy nhau -> C nhiễm điện dương 0,5điểm
Câu 7 : 2 điểm
a/ đúng sơ đồ mạch điện : 1,25điểm
b/ đúng vị trí chốt (+), (-) của ampe kế: 0,25điểm
- chiều dòng điện : 0,5điểm
Câu 8: 2,5điểm
a/ Đ1, Đ2 mắc nối tiếp
+ Cường độ dòng điện qua đèn Đ2 là I2 = I1 = 0,2A 0,75điểm
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp
U = U1 +U2
Tính được U = 5,8V : 0,75điểm
b/ U1= 3,8V < 4V. Đèn Đ1 sáng yếu hơn bình thường :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiên
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)