Đề KSCL sinh 7

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Thảo | Ngày 15/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL sinh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

I.Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. ( 0,25 điểm): Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là do
A.Muỗi vằn B. Muỗi Anôphen C.Ruồi D.Vi khuẩn
Câu 2. ( 0,25 điểm): Đặc điểm Ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là
A .sống trong nước B. cấu tạo đa bào C. cấu tạo đơn bào D. sống thành tập đoàn
Câu 3. ( 0,25 điểm): Loài nào sau đây có hình thức di chuyển sâu đo?
A.Sứa B. Mực C.Thủy tức D.Trai
Câu 4. ( 0,25 điểm): Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
A. San hô mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ
B. Thủy tức mọc chồi đến lúc trưởng thành tự tách ra thành cơ thể độc lập
C. Thủy tức mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5. ( 0,25 điểm): Cành san hô dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
A. Phần thịt C. Phần thịt và khung xương
B. Phần khung xương D. Phần thịt hoặc khung xương
Câu 6. ( 0,25 điểm): Trong các đại diện sau, nhóm đại diện nào thuộc ngành Ruột khoang?
A. San hô,sứa, giun đất C. San hô, thủy tức, hải quỳ
B. Trai, mực, ốc sên D. Trùng roi, sứa , hải quỳ
Câu 7. ( 0,25 điểm): Trùng kiết lị vào cơ thể người bằng con đường nào?
A. Qua bài tiết C. Qua hô hấp
B. Qua máu D. Qua ăn uống
Câu 8. ( 0,25 điểm): Vỏ trai được hình thành ở đâu?
A. Lớp sừng B. Bờ vạt áo C. Thân trai D. Chân trai
Câu 9. ( 0,25 điểm): Trai lấy thức ăn bằng bộ phận nào?
A. Ống hút B. Hai đôi tấm miệng C. Lỗ miệng D. Cơ khép vỏ trước và sau
Câu 10. ( 0,25 điểm): Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Kí sinh
Câu 11. ( 0,25 điểm): Động vật nguyên sinh nào di chuyển bằng chân giả?
A. Trùng roi xanh B. Trùng biến hình C. Trùng đế giày D. Trùng sốt rét
Câu 12. ( 0,25 điểm) Lựa chọn nào dưới đây thuộc đặc điểm chung của ngành thân mềm?
1.cơ thể mềm,không phân đốt
2.có lớp vỏ đá vôi
3.cơ quan di chuyển thường kém phát triển
4. cơ quan vận động đã phân hóa
5.khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa, có hệ tuần hoàn
A. 1, 2, 3 , 4 B. 1, 2, 3 , 5 C. 1, 3 , 4 , 5 D. 2, 3 , 4, 5
Phần II. Tự luận(7,0)
Bài 1.(2,0 điểm)
Trình bày đặc điểm cấu tạo về hình dạng cơ thể, vảy, màu sắc của cá chép thích nghi với đời sống dưới nước
Bài 2. (3,0 điểm)
Tại saoTôm sông, Nhện, Châu chấu lại được xếp chung vào ngành chân khớp? Muốn phân biệt ba đại diện trên ta dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
Bài 3. (2,0 điểm)
Trong một giờ thí nghiệm phân loại giữa giun tròn và giun đốt bạn Hoàng đã sơ ý đổ lẫn giữa các đại diện: Giun Đất, Rươi, Đỉa, Giun đũa, Giun rễ lúa với nhau.Bằng cách nào em có therephaan biệt giun tròn với giun đốt và xếp cácđại diện trên về 2 ngành giun.
B .ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đáp án
B
B
C
D
B
C
D
B
A
C
B
B


Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
II.Tự luận ( 7,0 điểm)

Câu
Nội dung
Điểm

Bài 1
(2,0 điểm)
Về hình dạng cơ thể: Hình thoi, thon dài có tác dụng làm giảm sức cản của nước khi chúng di chuyển
Vảy và cách sắp xếp vảy:
+ Vảy cứng xếp hình ngói lợp bao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Thảo
Dung lượng: 48,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)