Đề KSCL Ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Phi Hùng | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL Ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



Phòng giáo dục Nam Đàn Đề kiểm định chất lượng
Năm học 2008-2009
Môn: Ngữ văn 9
(Thời gian: 45 phút)

I/ Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Dòng nào nêu đủ nhất những thể loại truyện trung đại đã học trong ơng trình
Ngữ Văn 9?
A. Chí, phóng sự, truyền kì. B. Truyền kì, truyện thơ, tuỳ bút.
C. Chí, kí, truyện thơ, tuỳ bút. D. Chí, tuỳ bút, truyện thơ, truyền kì.
2. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều có thật xẩy ra trong xã hội phong kiến.
B. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
3. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
B. Này, hãy đến đây nhanh lên!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là tôi làm việc ấy.
D. Có lẽ ngày mai trời sẽ mưa.
4. Phương án nào hoàn toàn là từ láy?
A. Nhục nhã, tuơi tốt, hãi hùng. B. Rẻ rúng, hắt hủi, rơm rạ.
C. Lén lút, rẻ rúng, hắt hủi. D. Lén lút, lung linh, đất đá.
II/ Tự luận (8 điểm)
Trình bày cảm nhận, suy nghĩ của em về bài thơ : “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.











Phòng giáo dục Nam Đàn Đáp án và biểu điểm Đề kiểm định chất lượng
Năm học 2008-2009
Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian: 45 phút)
I/ Trắc nghiệm (2 điểm).
1. D 2.B 3.C 4.C
II/ Tự luận (8 điểm).
*Yêu cầu chung:
Đây là bài nghị luận, học sinh cần vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về tác phẩm. Các em có thể trình bày bài làm của mình bằng nhiều cách song cần đảm bảo được bố cục cách trình bày rõ ràng hợp lí và đảm bảo được một số nội dung sau:
*Yêu cầu cụ thể
Về nội dung:
-Hoàn cảnh sống thay đổi, thành phố với những tiện nghi hiện đại, dễ làm người ta quên lãng quá khứ, dửng dưng cả vầng trăng tình nghĩa năm nào.
-Vầng trăng đột ngột xuất hiện trong một tình huống bất ngờ, nhân vật trữ tình đối diện với trăng mà trong lòng tràn ngập bao cảm xúc. Những gian lao, vất vả trong qua khứ ùa về làm nhân vật trữ tình xúc động , day dứt.
-Nhưng hình ảnh vầng trăng quá khứ nghĩa tình luôn tròn đầy, vẹn nguyên càng làm cho con người thêm ân hận, day dứt. Sự im lặng của vầng trăng như lời nhắc nhở về thaí độ sống đối với quá khứ, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
-Về nghệ thuật: biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình, hình ảnh thơ gợi cảm và có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ tâm tình nhẹ nhàng góp phần tạo nên chiều sâu triết lí cho bài thơ.
Suy nghĩ về bài thơ:
-Bài thơ là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh phải sống cho trọn vẹn , thủy chung.
-Lời nhắc nhở không chỉ nhà thơ, với cả một thế hệ vừa đi qua chiến tranh mà còn có ý nghĩa với người đọc ngày nay vì nó đặt ra vấn đề thái độ sống đối với quá khứ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phi Hùng
Dung lượng: 32,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)