De KSCL hoc ky 2-2010-2011-van 8- phong GD huong son

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Trúc | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: De KSCL hoc ky 2-2010-2011-van 8- phong GD huong son thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TRA KÌ II - Năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn - Lớp : 8
Thời gian: 90 phút.

Câu 1: (2 )
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thể chiếu, hịch, cáo ?
Câu 2: (2 điểm)
Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì?
a. Trong tù không rượu cũng không hoa.
( Hồ Chí Minh - Ngắm trăng)
b. [...] Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
( Tạ Duy Anh- Bức tranh của em gái tôi)
c. Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
( Tố Hữu- Khi con tu hú)
d. Thôi, im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi!.
( Tô Hoài- Bài học đường đời đầu tiên)
Câu 3: ( 6 điểm)
ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn: "Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích!".

ÁN VÀ ĐỀ TRA KÌ II
Môn: Ngữ văn - Lớp: 8 - Thời gian: 90 phút.
٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭
Câu 1: 2 điểm
*Giống nhau: ( 1,0 đ )
Là thể văn nghị luận thời xưa.
Do vua chúa hoặc thủ lĩnh một phong trào viết ra.
Viết bằng văn biền ngẫu
*Khác nhau: ( 1,0 đ )
- Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Hịch: dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Cáo: dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Câu 2: 2 điểm
a. Câu trần thuật dùng để thông báo. 0,5 điểm
b. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. 0,5 điểm
c. Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc uất ức, bức bối của người tù cách mạng.
0,5 điểm
d. Câu cầu khiến dựng để yêu (ra lệnh). 0,5 điểm

Câu 3: 6 điểm

1. Yêu cầu về kiểu bài: xã hội
2. Yêu cầu về nội dung: Nghị luận về tầm quan trọng của việc học tập.
3. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Phần thân bài phải tách thành một số đoạn văn nhỏ để làm rõ các luận điểm.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không sai chính tả.
- Diễn đạt mạch lạc, hành văn trôi chảy, lời văn phải thể hiện được cảm xúc của người viết.
1. Mở bài: (1,0 điểm)
Nêu tầm quan trọng của việc học tập đối với cuộc sống. Đây là việc cần phải thực hiện khi còn trẻ và cả sau này.
2. Thân bài: (4,0 điểm)
* Đưa được một số lý lẽ sau:
- Tìm hiểu từ "học tập": Vừa tiếp thu kiến thức dưới sụ hướng dẫn của thầy cô giáo vừa thực tập...
- Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của con người chúng ta như giọt nước...
- Mỗi giây phút trôi qua trên hành tinh ta lại có những phát minh ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học hết được...
- Học để hiểu biết, để không tụt hậu, học để cống hiến…
* Có các dẫn chứng cụ thể như:
- Những người có tinh thần học tập đều thành công và thu được kết quả xứng đáng. Học tập giúp chúng ta vượt qua khó khăn... (VD: các tấm gương trong lịch sử dân tộc và cuộc sống hiện nay( Bác Hồ, thầy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Trúc
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)