Đề KSCL giữa kì II Văn 9
Chia sẻ bởi Hồng Hoa Mai |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL giữa kì II Văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
Họ và tên:.........................................................Lớp:.........Trường........................................
Điểm
Bằng số:.........................
Bằng chữ:.......................
........................................
Lời phê của giáo viên
Chữ ký của giáo viên
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm)
a, Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
- Xác định và nêu rõ tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ trên.
b, Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp sau:
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 2: (3 điểm)
Hiện nay, có không ít bạn học sinh chọn cách “học tủ”. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nguyên nhân và hậu quả của cách học này.
Câu 3: (4 điểm). Phân tích hai khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân...
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
-----------------Hết------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 9
Năm học 2012 - 2013
Câu 1:
a, - Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh (0,5 điểm)
- Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ.
+ Phép tu từ: ẩn dụ “Sấm”. Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi”: con người đã từng trải (0,5 điểm).
+ Tác dụng: Với hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (1 điểm).
b, - Phép liên kết câu: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ (0,5 điểm).
- Phép liên kết đoạn văn: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ; sự sống - sự sống (0,5 điểm).
Câu 2:
a, Về hình thức:
- Biết cách viết theo hình thức một đoạn văn. (0,5 điểm)
- Các câu có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
b, Về nội dung: (2,5 điểm)
Học sinh viết đoạn văn phải đảm bảo các nội dung sau:
- Nguyên nhân của “học tủ”: Do học sinh học tập không có kế hoạch phương pháp, hoặc do lười biếng nên khi kỳ thi tới thì “nước đến chân mới nhảy”; chọn bừa lấy một vài vấn đề, hoặc một vài phần kiến thức với hi vọng “ăn may” có thể thi hoặc kiểm tra sẽ “trúng tủ”.
- Hậu quả của việc học tủ: Học sinh chỉ làm chủ được một phần kiến thức nhỏ nên dẫn đến tình trạng hổng kiến thức. Nếu “trúng tủ” được điểm cao, dễ chủ quan, lơ là học tập, nếu không “trúng thủ” vừa phải nhận kết quả kém, vừa đánh mất cơ hội tích luỹ tri thức.
Câu 3:
Học sinh biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dùng từ, đặt câu chính xác, gợi cảm, sinh động.
a, Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung, cảm xúc của bài thơ: Bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
b, Thân bài: (3 điểm)
- Khổ thơ đầu: Nỗi xúc động của nhà thơ khi đến lăng Bác.
+ Như tình cảm của một người con về thăm cha.
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
Họ và tên:.........................................................Lớp:.........Trường........................................
Điểm
Bằng số:.........................
Bằng chữ:.......................
........................................
Lời phê của giáo viên
Chữ ký của giáo viên
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm)
a, Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
- Xác định và nêu rõ tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ trên.
b, Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp sau:
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 2: (3 điểm)
Hiện nay, có không ít bạn học sinh chọn cách “học tủ”. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nguyên nhân và hậu quả của cách học này.
Câu 3: (4 điểm). Phân tích hai khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân...
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
-----------------Hết------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 9
Năm học 2012 - 2013
Câu 1:
a, - Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh (0,5 điểm)
- Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ.
+ Phép tu từ: ẩn dụ “Sấm”. Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi”: con người đã từng trải (0,5 điểm).
+ Tác dụng: Với hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (1 điểm).
b, - Phép liên kết câu: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ (0,5 điểm).
- Phép liên kết đoạn văn: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ; sự sống - sự sống (0,5 điểm).
Câu 2:
a, Về hình thức:
- Biết cách viết theo hình thức một đoạn văn. (0,5 điểm)
- Các câu có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
b, Về nội dung: (2,5 điểm)
Học sinh viết đoạn văn phải đảm bảo các nội dung sau:
- Nguyên nhân của “học tủ”: Do học sinh học tập không có kế hoạch phương pháp, hoặc do lười biếng nên khi kỳ thi tới thì “nước đến chân mới nhảy”; chọn bừa lấy một vài vấn đề, hoặc một vài phần kiến thức với hi vọng “ăn may” có thể thi hoặc kiểm tra sẽ “trúng tủ”.
- Hậu quả của việc học tủ: Học sinh chỉ làm chủ được một phần kiến thức nhỏ nên dẫn đến tình trạng hổng kiến thức. Nếu “trúng tủ” được điểm cao, dễ chủ quan, lơ là học tập, nếu không “trúng thủ” vừa phải nhận kết quả kém, vừa đánh mất cơ hội tích luỹ tri thức.
Câu 3:
Học sinh biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dùng từ, đặt câu chính xác, gợi cảm, sinh động.
a, Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung, cảm xúc của bài thơ: Bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
b, Thân bài: (3 điểm)
- Khổ thơ đầu: Nỗi xúc động của nhà thơ khi đến lăng Bác.
+ Như tình cảm của một người con về thăm cha.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồng Hoa Mai
Dung lượng: 51,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)