Đề KSCL giáo viên THCS môn Văn- Vĩnh Phúc 2015

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL giáo viên THCS môn Văn- Vĩnh Phúc 2015 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN; CẤP THCS
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 02 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
 Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
 Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.”
(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ - SGK Tiếng Việt 4, tập một, NXB GDVN, 2014).
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (0,25 điểm)
Câu 2. Hai câu thơ: “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi” sử dụng những biện pháp tu từ nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Đồng chí hiểu như thế nào về nghĩa của các từ “nghe”, “tiếng xưa” trong câu thơ: “Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”? (0,5 điểm)
Câu 4. Đồng chí có suy nghĩ gì về quan niệm sống “Ở hiền thì lại gặp hiền” mà nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ ? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng). (0,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:
“(1)Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2)Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3)Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. (4)Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. (5)Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2013)
Câu 5. Đặt nhan đề cho đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu (2). (0,25 điểm)
Câu 7. Câu (1),(2),(3) được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? (0,5 điểm)
Câu 8. Theo đồng chí, cần phải làm gì để khắc phục “lối học chay, học vẹt”? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng). (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Một lời động viên chân thành dành cho những người đang trong cơn khủng hoảng có thể mang đến sức mạnh bất ngờ khiến họ vượt qua tất cả khó khăn, nghịch cảnh. Ngược lại, một lời tiêu cực có thể giết chết họ.
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của đồng chí về ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
------------- HẾT -------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.





Họ và tên thí sinh………………………………………….SBD………………………………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN - CẤP THCS
(Đáp án gồm 04 trang)


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm
0,25

Câu 2
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
- Đảo trật tự cú pháp: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa.
- Nhân hóa: rặng dừa nghiêng soi.
0,25

Câu 3
- Nghĩa của từ “nghe”: không chỉ là nhận thấy bằng thính giác mà còn là cảm nhận, thấu hiểu bằng cả trái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 92,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)