ĐỀ KS VĂN 9(TC) NĂM HỌC 2011 - 2012

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 13

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KS VĂN 9(TC) NĂM HỌC 2011 - 2012 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
ĐÊ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT 1

Năm học : 2011 – 2012
Môn : Ngữ văn – lớp 9
(Thời gian làm bài 90 phút)
Cho đoạn văn sau:
“Thiếp nếu đoan trang, giữ tiết, trinh bạch, gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
Câu 1:(1đ)
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, văn bản ấy trích từ tập truyện nào, của ai, nguyên bản được viết bằng chữ gì?
Câu 2: (1đ)
Đoạn văn trên có dùng những điển tích gì,? Nêu ý nghĩa của việc dùng điển tích đó.
Câu 3: (1đ)
Đoạn văn trên có dùng lối văn nào? Nêu hiểu biết của em về lối văn ấy.
Câu 4: (1đ)
Nhân vật bày tỏ nỗi niềm trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì?
Câu 5: (3đ)
Viết một đoạn văn, có dùng câu chủ đề, nội dung nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Nêu rõ cách trình bày đoạn văn của em và gạch chân câu chủ đề.
Câu 6: (3đ)
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để nêu cái hay của việc sử dụng từ láy trong khổ thơ sau:
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh”.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Hết -




.

















PHÒNG GD& ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL ĐỢT 1
Năm học : 2011- 2012
Môn : Ngữ văn - lớp 9
(Thời gian 90 phút)
Câu 1: (1đ)
- Đoạn văn trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương. (0.25đ)
- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục. (0.25đ)
- Tác giả : Nguyễn Dữ. (0.25đ)
- Nguyên bản: Theo lối văn xuôi chữ Hán. (0.25đ)
Câu 2: (1đ)
- Đoạn văn trên có dùng điển tích: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mỹ. (0.5đ)
- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, chung thuỷ của Vũ Nương. (0.5đ)
Câu 3:(1đ)
- Đoạn văn trên dùng lối văn biền ngẫu. (0.5đ)
- Nêu được nội dung và tác dụng của lối văn biền ngẫu. (0.5đ)
Câu 4:(1đ)
- Nhân vật bày tỏ nỗi niềm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0.5đ)
- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0.5đ)
Câu 5:(3đ)
- Viết đúng hình thức đoạn văn (0.25đ)
- Nêu được cách trình bày nội dung khớp vị trí câu chủ đề đã gạch chân.(0.75)
- Có câu chủ đề nêu vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. (1.0đ)
- Các câu còn lại hướng tới hoặc diễn giải câu chủ đề, làm cho nội dung đoạn văn đáp ứng yêu cầu để bài nêu ra. (1.0đ)
Câu 6: ( 3đ)
* Hình thức. (0.5đ)
+ Bài viết có bố cục rõ ràng gồm 3 phần.
+ Văn viết mạch lạc, sai không quá 5 lỗi chính tả.
* Nội dung. (2.5đ)
GV vận dụng linh hoạt, phù hợp bài cụ thể, cần đảm bảo các ý sau để cho điểm:
- Tác giả sử dụng một loạt từ láy: "Nao nao","nho nhỏ"."dầu dầu","sè sè".
+ Dùng từ tinh tếm chính xác gợi cảm xúc cho người đọc.
+ Vừa gợi tả được hình ảnh của vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.
- Cái hay của hai từ láy "nao nao","nho nhỏ" là gợi tả cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thuý Kiều du xuân trở về: Cảnh thanh tao, trong trẻo, êm dịu. Gợi tả cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân và linh cảm về một điều gì đó không tốt sẽ đến trong tương lai.
- Cái hay của hai từ láy "sè sè", " dầu dầu": gợi tả hình ảnh nấm mồ nhỏ bé, lẻ loi, đơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)