ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Danh Điệp | Ngày 14/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

đề kiểm tra học kì II
môn: vật lý 9
(gian 45 phút không kể chép đề)

A. Khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Đặt một vật trước một thấu kính phân kì, ta sẽ thu được:
Một ảnh thật, nằm trong khoảng tiêu cự của thâu kính
Một ảnh thật, nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính
Một ảnh ảo, nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính
Một ảnh ảo, nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính

Câu 2: Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
Mắt lão nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa.
Măt tốt nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa.
Mắt lão nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần.
Mắt tốt nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần.

Câu 3: Tác dụng sinh học của ánh sáng thể hiện ở hiện tượng nào dưới đây?
ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđrô đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
Ánh sáng mặt rời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó có thể phát điện.

B. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ của một tia sáng là ………..
Câu 2: Tia sáng qua quang tâm của một thấu kính thì sẽ ………..
Câu 3: Dùng một đĩa CD, ta có thể thu được nhiều chùm sáng mầu khác nhau khi ……..
C. Trả lời câu hỏi và giải bài tập sau:
Câu 1: Đặt một vật AB, có dạng một mũi tên dài 1 cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 6 cm. Thấu kính có tiêu cự 4 cm. Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ xích.
Câu 2: Có thể dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm làm kính lúp được không? Nếu dùng được thì kính lúp đó có số bội giác là bao nhiêu? Khi quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp nói trên thì phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
Câu 3: Có cách nào không dùng năng kính mà có thể nhận biết được trong một chùm sáng đỏ có lẫn ánh sáng khác? Hãy trình bầy cụ thể cách làm đó.



(cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: C
B. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ của một tia sáng là ( Hiện tượng đường truyền của ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khi nó truyền từ môi trường này sang môi trường khác )
Câu 2: Tia sáng qua quang tâm của một thầu kính thì sẽ ( truyền thẳng )
Câu 3: ( Chiếu một chùm sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD đó )
C. Trả lời câu hỏi và giải bài tập sau:
Câu 1:







Câu 2: Có thể dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm để làm kính lúp. Đó là vì kính lúp này sẽ có độ bội giác lớn hơn 1, lên có thể chấp nhận được. Số bội giác là:

Muốn quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp này thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính để có ảnh ảo lớn hơn vật, tức là phải đặt vật trong khoảng 10 cm trước kính.
Câu 3: Có thể sử dụng đĩa CD để nhận biết trong chùm sáng đỏ có lẫn ánh sáng các mầu khác hay không. Muốn thế, phải chiếu chùm sáng đỏ vào mặt ghi của đĩa rồi quan sát ánh sáng phản xạ. Nếu trong chùm sáng phản xạ có chùm sáng các mầu khác thì có thể kết luận là trong chùm sáng đỏ nói trên có lẫn các ánh sáng mầu khác.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Danh Điệp
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)