ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 KÌ II( 2009 - 2010)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Hồng | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 KÌ II( 2009 - 2010) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD ĐT GIO LINH
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 (năm 2009 -2010)
THỜI GIAN: 90`
CÂU 1 (2 đ)
Câu nghi vấn là gì? ngoài chức năng chính dùng để hổi câu nghi vấn còn có những chức năng nào?
Hãy chuyển đổi các câu nghi vấn sau thành các kiểu câu khác có ý nghĩa tương đương:
a. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
(Nguyên Hồng)
b. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
(Nam Cao)
c. Chứ cháu có giám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu?
(Ngô Tất Tố)
d. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
( Tô Hoài)
CÂU 2 ( 1đ)
Trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn diễn tả rất cảm động tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của tác giả. Hãy chép lại nguyên đoạn văn đó?
CÂU 3( 2 đ)
Nêu hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in nghiêng dưới đây.
a. đau đớn thay phận dàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Nguyễn Du)
b. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ trước ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca dao)
CÂU 4 (4đ)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: " có công mài sắt có ngày nên kim". Em hãy chúng minh câu tục ngữ trên.


ĐÁP ÁN
CÂU 1: câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, sao, đâu, bao giờ, à, ư, hả…) có chức năng chính dùng để hỏi.
- Ngoài chức năng chính dùng để hỏi câu nghi vấn trong nhiều trường hợp có thể dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ đinh, đe dọa, bộc lộ cảm xúc…và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- HS chuyển được các câu nghi vấn thành những kiểu câu khác có ý nghĩa tương đương: Ví dụ: Có thể chuyển như sau:
a. Trước sau cũng một lần xấu, không bán xới mãi được đâu.
b. Tôi cũng không sung sướng hơn cụ.
c. Cháu đâu dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước.
d. Tôi thật không biết làm thế nào!
CÂU 2:
- HS chép đúng nguyên đoạn văn: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuột gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
CÂU 3:
HS nêu được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu in đậm:
a, Nhà thơ Nguyễn Du đã đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: Vừa nhân mạnh được thân phận đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vừa thể hiện tâm trạng thương xót, đồng cảm của tác giả.
b. Cách điệp và đảo trật tự từ trong câu ca dao đã giúp người đọc hình dung được nhìn phía nào cũng thấy cái mênh mông, bát ngát của cánh đồng. Cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và tràn đầy sức sống.
CÂU 4:
A. Yêu cầu chung:
- Nội dung: Biết vận dụng lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ từ đó rút ra vấn đề cần chứng minh: có công kiên ttrì làm việc thì sẽ đạt kết qảu.
- Hình thức: Biết trình bày một bài văn theo thể loại chứng minh có bốcục 3 phần rõ ràng
B. Yêu cầu cụ thể:
1) Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và vấn đề cần chứng minh
2) Thân bài:
a. Giải thích nghĩa đen câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Mài mãi một thanh sắt rồi cũng thành một chiếc kim nhỏ bé. Muốn mài sắt thành kim phải rất lâu, bỏ nhiều công sức.
+ Nghĩa bóng: Một việc dù khó đến mấy, lớn đến mấy song kiên trì làm thì rồi cũng thành công.
+ Ý nghĩa: Câu tục ngữ vừa đúc kết một kinh nghiệm sống của nhân dân vừa cổ vũ những con người dám đương đầu với việc khó và có lòng say mê, kiên trì sẽ đạt kết quả.
b. Chứng minh câu tuc jngữ:
- Lấy những dẫn chứng trong cuộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Hồng
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)