đê kiểm tra văn 8

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Thúy Ngọc | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: đê kiểm tra văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Thứ ...... ngày ... tháng ... năm 200 ...
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
MÔN VĂN 8-THỜI GIAN 45’.

Điểm
Lời phê của giáo viên:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

I/. Trắc nghiệm: (5 đ)
Hãy chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng.
1/. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của từ sau: học sinh, giáo viên, bác sĩ, kỉ sư, nông dân?
Con người.
Môn học.
Nghề nghiệp.
Tính cách.
2/. Thế nào là trường từ vựng?
Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại.
Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc.
3/. Các từ: cắn, nhai, nghiến thuộc trường từ vựng nào?
Hoạt động của miệng. C. Hoạt động của răng.
Hoạt đông của lưỡi. D. Cả A, B, C đều sai.
4/. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh?
Vi vu. B. Lạnh buốt. C. Trắng xoá. D. Vắng teo.
5/. Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ?
Những tên khổng lồ nào cơ? C. U bán con thật đấy ư!
Em chào thầy ạ! D. Nam học rất giỏi môn toán.
6/. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
Thôi để mẹ cầm cũng được.
Mơ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Bác trai đã khá rồi chứ.
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt đi.
7/. Khi nào không nên nói giảm, nói tránh?
Khi cần phải nói năng lịch sự tế nhị.
Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
8/. Câu ghép là:
Là câu chỉ có 1 cụm C-V.
Là câu chỉ có 2 cụm C-V và chúng không bao chứa nhau.
Là câu chỉ có 2 cụm C-V trở lên và chúng không bao chứa nhau.
Là câu chỉ có 3 cụm C-V và chúng bao chứa nhau.
9/. Tác dụng của dấu hai chấm là gì?
Đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Đánh dấu phần giới thiệu, thuyết minh cho một phần trước đó.
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Cả A, B, C đều đúng.
10/. Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngự được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mĩa mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí … được dẫn.
Cả A, B, C đều đúng.
II/. Tự luận: (5 đ)
Trong câu ghép, các vế câu được nối như thế nào? Hãy cho ví dụ cho từng trường hợp nối vế câu?
Đáp án
I/. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Trả lời
A
C
C
A
D
D
D
C
D
D

II/. Tự luận:
Có hai cách nối vế câu:
- Dùng các từ có tác dụng nói láy (ví dụ).
- Nối bằng một cặp quan hệ từ (ví dụ).
- Nối bằng một căp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô - ứng) (ví dụ).
- Không dùng chỉ từ nối: trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy hoặc dấu hỏi chấm (ví dụ).

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Thúy Ngọc
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)