Đề kiểm tra văn

Chia sẻ bởi Đỗ Công Trung | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

HỌ VÀ TÊN:……………………………………………. KIỂM TRA (phần thơ và truyện hiện đại)
LỚP: ……… THỜI GIAN:45 Phút

Phần trắc nghiệm( 5 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1/ Bài thơ “ Đồng chí” là sáng tác của tác giả nào? (0,25 đ)
A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật C. Huy Cận D. Tố Hữu
Câu 2/ Bài thơ “Đồng chí” ra đời trong hoàn cảnh nào? (0,25 đ)
A . Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ .
Câu 3/ Tình đồng chí , đồng đội của người lính cách mạng (trong bài thơ “Đồng chí”, hình thành từ những cơ sở nào ? (0,25 đ)
A .Bắt nguồn sâu xa sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó .
B. Được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
C .Nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4 / Bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã được tặng giải nhất cuộc thi thơ của “ Báo văn nghệ” năm 1969-1970 .Đúng hay sai ? (0,25 đ)
A . Đúng B. Sai
Câu 5 / Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có nhân vật nào được tác giả dùng làm điểm nhìn để mô tả nhân vật và cảnh? (0,5 đ)
A. Anh thanh niên. B. Ông hoạ sĩ. C. Cô kỹ sư. D. Bác lái xe.
Câu 6/ Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành trong phong trào “ thơ mới”? (0,25 đ)
A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật C. Huy Cận D. Bằng Việt.

Câu 7/ Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào ? (0,5 đ)
A. Ý nghĩa tả thực . B. Ý nghĩa biểu tượng. C. Cả 2 ý nghĩa trên
Câu 8/ Câu thơ nào diễn tả người cháu nhờ hiểu bà, yêu bà mà hiểu thêm về dân tôc, mình nhân dân mình? (0, 5 đ)
A. Một bếp lửa ấp iu nồng đợm. B. Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!
C. Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả. D. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
Câu 9/ Câu thơ “Mặt trời của mẹ ,con nằm trên lưng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?(0,25đ)
A. So sánh B. Nhân hoá C. An dụ D. Hoán dụ
Câu 9/ Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân) được thể hiện ở nhữmg khía cạnh cụ thể nào? (0,25 đ)
A. Nỗi nhớ làng da diết B. Nỗi đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc
C. Sung sướng, hả hê khi tin làng theo giặc được cải chính . D. Tất cả các biểu hiện trên.
Câu 10/ Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ? (0,25 đ)
A. Ông Sáu B. Bé Thu C. Người bạn ông Sáu D. Tác giả
Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng về chủ đề của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? (0, 5 đ)
A. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển đêm.
B. Bài thơ là bức tranh tráng lệ và hào hùng về đoàn thuyền đánh cá.
C. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi ca thiên nhiên đất nước.
D. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi ca thiên nhiên đất nước, ngợi ca lao động và người lao động.
Câu 12: Điền vào chỗ trống những chi tiết thích hợp: (1đ)
Tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Tập thơ

Đồng chí





Phạm Tiến Duật




Phần tự luận ( 5 điểm)
1. Hãy chép lại khổ thơ đầu của bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (1 đ).
2. Nêu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long. (1đ)
3. Hãy phân tích những nét chính diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc?
(3 đ)


ĐÁP ÁN:
Phần trắc nghiệm: câu 1:C; câu 2: A ; câu 3: D ; câu 4:A; câu 5: D;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Công Trung
Dung lượng: 169,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)