đề kiểm tra tv+ toán tháng 10
Chia sẻ bởi Bùi Thị Niềm Tin |
Ngày 09/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra tv+ toán tháng 10 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Trường: Tiểu học Lương Thế Vinh
Lớp: 5…
Họ và tên:………………………
KIỂM TRA THÁNG 10
Năm học: 2013 - 2014
Phân môn: ĐỌC HIỂU LỚP 5
Thời gian: 30 phút
Điểm
Người chấm
A. Đọc thầm:
Đèo Ngang
Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn, cao 256m, hướng từ Tây sang Đông, kéo dài ra tận biển, là biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành xưa. Ngày nay, Đèo Ngang là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Là cửa ngõ vào Nam ra Bắc, Đèo Ngang còn là một thắng cảnh ở miền Trung. Trên đỉnh Đèo Ngang có Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn), được vua Minh Mạng cho xây năm 1833, cao hơn 4m, hai bên có thành lũy, trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Nay Hoành Sơn Quan vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.
Đường lên đỉnh đèo rợp bóng cây, một màu xanh tuyệt vời mơn man cùng gió biển lồng lộng. Không khí mát mẻ bao trùm khung cảnh núi non bao la hùng vĩ của Đèo Ngang. Không gian khoáng đãng làm cho lòng người dạt dào cảm xúc. Từ đỉnh đèo, phóng tầm mắt về phía xa, những ngọn núi xanh chập chùng trông như những dải lụa mượt mà, uốn lượn, tung bay trong gió, những rừng thông vi vu đẹp đến nao lòng.
Khi chiều xuống, sương mây nặng dần trên đỉnh Đèo Ngang mang đến cái se lạnh của đất trời. Ai đến với Đèo Ngang đều không thể quên được khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, kỳ vĩ ấy.
Theo Tạp chí Quê hương
B.khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đèo Ngang ở đâu ?
a. miền Bắc b. miền Trung c. miền Nam
Câu 2: Hoành Sơn Quan được xây năm nào ?
a. 1830 b. 1831 C. 1833
Câu 3: Theo tác giả, không khí trên đỉnh Đèo Ngang se lạnh khi nào ?
a. Khi gió biển lồng lộng thổi vào b. Khi những rừng thông vi vu
c. Khi chiều xuống
Câu 4: Trong bài văn trên từ đồng nghĩa với “cảnh đẹp” là từ:
a. Thắng cảnh b. Phong trần c. Thiên nhiên
Câu 5: Từ in đậm trong cụm từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
Những rừng thông đẹp đến nao lòng
Những ngọn núi xanh chập chùng
Đèo ngang kéo dài ra tận biển
Câu 6 : Bộ phận chủ ngữ của câu “Là cửa ngõ vào Nam ra Bắc, Đèo Ngang còn là một thắng cảnh ở miền Trung.” là:
Cửa ngõ vào Nam ra Bắc
Đèo Ngang
Một thắng cảnh ở miền Trung
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: “ Những ngọn núi xanh chập chùng trông như những dải lụa mượt mà, uốn lượn, tung bay trong gió.”
a. So sánh b. Nhân hóa c. Cả a,b đúng.
Câu 8: Ghi lại từ láy trong câu: “Đường lên đỉnh đèo rợp bóng cây, một màu xanh tuyệt vời mơn man cùng gió biển lồng lộng. Không khí mát mẻ bao trùm khung cảnh núi non bao la hùng vĩ của Đèo Ngang.”
........................................................................................
Câu 9: Ghi lại một thành ngữ, tục ngữ có dùng cặp từ trái nghĩa:
………………………………………………
........................................................................................................................................................................................................................
Câu 10: Tìm một từ đồng nghĩa với bao la và đặt 1 câu với từ đó.
Từ đồng nghĩa với bao la : ........................................................................................
Đặt câu: ............................................................................... ……
Trường: Tiểu học Lương Thế Vinh
Lớp: 5…
Họ và tên:………………………
KIỂM TRA THÁNG 10
Năm học: 2013 - 2014
MÔN: TOÁN LỚP 5
Thời gian: 40 phút
Điểm
Người chấm
Phần 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng3 điểm)
Câu 1: Chữ số 7 trong số thập phân 9,4678 có giá trị là:
a. 7 b. c. d.
Câu 2: Số bé nhất trong các số 5,456; 5,465; 5,546; 5,645 là:
a. 5,456 b. 5,465 c. 5,546 d. 5,645
Câu 3:Tuổi cha bằng tuổi con. Cha hơn con 35 tuổi. Tuổi của con là:
a. 5 tuổi b. 9 tuổi c. 10 tuổi
Câu 4 Đúng ghi Đ, sai ghi S vào :
a. 61 m2 150 cm2 < 61,015 m2
b. 7 = 7,19
Lớp: 5…
Họ và tên:………………………
KIỂM TRA THÁNG 10
Năm học: 2013 - 2014
Phân môn: ĐỌC HIỂU LỚP 5
Thời gian: 30 phút
Điểm
Người chấm
A. Đọc thầm:
Đèo Ngang
Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn, cao 256m, hướng từ Tây sang Đông, kéo dài ra tận biển, là biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành xưa. Ngày nay, Đèo Ngang là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Là cửa ngõ vào Nam ra Bắc, Đèo Ngang còn là một thắng cảnh ở miền Trung. Trên đỉnh Đèo Ngang có Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn), được vua Minh Mạng cho xây năm 1833, cao hơn 4m, hai bên có thành lũy, trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Nay Hoành Sơn Quan vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.
Đường lên đỉnh đèo rợp bóng cây, một màu xanh tuyệt vời mơn man cùng gió biển lồng lộng. Không khí mát mẻ bao trùm khung cảnh núi non bao la hùng vĩ của Đèo Ngang. Không gian khoáng đãng làm cho lòng người dạt dào cảm xúc. Từ đỉnh đèo, phóng tầm mắt về phía xa, những ngọn núi xanh chập chùng trông như những dải lụa mượt mà, uốn lượn, tung bay trong gió, những rừng thông vi vu đẹp đến nao lòng.
Khi chiều xuống, sương mây nặng dần trên đỉnh Đèo Ngang mang đến cái se lạnh của đất trời. Ai đến với Đèo Ngang đều không thể quên được khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, kỳ vĩ ấy.
Theo Tạp chí Quê hương
B.khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đèo Ngang ở đâu ?
a. miền Bắc b. miền Trung c. miền Nam
Câu 2: Hoành Sơn Quan được xây năm nào ?
a. 1830 b. 1831 C. 1833
Câu 3: Theo tác giả, không khí trên đỉnh Đèo Ngang se lạnh khi nào ?
a. Khi gió biển lồng lộng thổi vào b. Khi những rừng thông vi vu
c. Khi chiều xuống
Câu 4: Trong bài văn trên từ đồng nghĩa với “cảnh đẹp” là từ:
a. Thắng cảnh b. Phong trần c. Thiên nhiên
Câu 5: Từ in đậm trong cụm từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
Những rừng thông đẹp đến nao lòng
Những ngọn núi xanh chập chùng
Đèo ngang kéo dài ra tận biển
Câu 6 : Bộ phận chủ ngữ của câu “Là cửa ngõ vào Nam ra Bắc, Đèo Ngang còn là một thắng cảnh ở miền Trung.” là:
Cửa ngõ vào Nam ra Bắc
Đèo Ngang
Một thắng cảnh ở miền Trung
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: “ Những ngọn núi xanh chập chùng trông như những dải lụa mượt mà, uốn lượn, tung bay trong gió.”
a. So sánh b. Nhân hóa c. Cả a,b đúng.
Câu 8: Ghi lại từ láy trong câu: “Đường lên đỉnh đèo rợp bóng cây, một màu xanh tuyệt vời mơn man cùng gió biển lồng lộng. Không khí mát mẻ bao trùm khung cảnh núi non bao la hùng vĩ của Đèo Ngang.”
........................................................................................
Câu 9: Ghi lại một thành ngữ, tục ngữ có dùng cặp từ trái nghĩa:
………………………………………………
........................................................................................................................................................................................................................
Câu 10: Tìm một từ đồng nghĩa với bao la và đặt 1 câu với từ đó.
Từ đồng nghĩa với bao la : ........................................................................................
Đặt câu: ............................................................................... ……
Trường: Tiểu học Lương Thế Vinh
Lớp: 5…
Họ và tên:………………………
KIỂM TRA THÁNG 10
Năm học: 2013 - 2014
MÔN: TOÁN LỚP 5
Thời gian: 40 phút
Điểm
Người chấm
Phần 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng3 điểm)
Câu 1: Chữ số 7 trong số thập phân 9,4678 có giá trị là:
a. 7 b. c. d.
Câu 2: Số bé nhất trong các số 5,456; 5,465; 5,546; 5,645 là:
a. 5,456 b. 5,465 c. 5,546 d. 5,645
Câu 3:Tuổi cha bằng tuổi con. Cha hơn con 35 tuổi. Tuổi của con là:
a. 5 tuổi b. 9 tuổi c. 10 tuổi
Câu 4 Đúng ghi Đ, sai ghi S vào :
a. 61 m2 150 cm2 < 61,015 m2
b. 7 = 7,19
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Niềm Tin
Dung lượng: 80,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)