đề kiểm tra TV giữa HK2

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Mỹ Linh | Ngày 09/10/2018 | 103

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra TV giữa HK2 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

 ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
                                                                    Năm học : 2012 – 2013
                            MÔN         :  TIẾNG VIỆT
                                                                              LỚP      : 3
Đề 1
A.  Phần đọc
I.                   Đọc thầm : 5 điểm
         Đọc bài tập đọc “Ông tổ nghề thêu” ( SGK Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 22- 23) và trả lời câu hỏi :
          Câu 1 : Trần Quốc Khái là người như thế nào?
a)      Là con nhà nghèo.
b)     Là một người ham học.
c)     Là một người thông minh, ham học
        Câu 2: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
a)      Vua sai dựng một cái lầu cao, mời sứ thần việt Nam lên chơi rồi cất thang đi.
b)     Lầu chỉ có pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “ Phật trong lòng” và một vò nước.
c)     Cả hai ý trên đều đúng .
          Câu 3  :        Ông làm quan to trong triều đình.
a)      Ông là một vị quan thanh liêm.
b)     Ông đỗ tiến sĩ và làm quan to trong triều .
           Câu 4 :  Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
a)     Ông bẻ tượng để ăn.
b)     Ông uống nước.
c)     Ông ăn lương khô.
.
           Câu 5 :        Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an?
a)      Ông nhảy xuống.
b)     Ông đi cầu thang xuống.
c)     Ông ôm lọng nhảy xuống.
         Câu 6 : Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
a)      Ông là người phát minh ra nghề thêu.
b)     Ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu.
c)     Cả a, b đều đúng
         Câu 7 : Trong câu “ Chị mây vừa kéo đến. Ông sấm vỗ tay cười .” các sự vật được gọi bằng gì ?.
a)      Chị .
b)     Ông .
c)     Cả a, b đều đúng.



        Câu 8 :  Bộ phận in đậm trong câu “Ở Trung Quốc, Trần Quốc khái học được nghề thêu.” trả lời cho câu hỏi nào?
a)      Khi nào ?
b)     Ở đâu ?
c)     Vì sao?
         Câu 9 : Câu nào dưới đây có sự vật được nhân hoá ?
a)      Mưa xuống thật rồi.
b)     Ông sấm vỗ tay cười.
c)     Bé bừng tỉnh giấc .
       Câu 10 : Dòng nào dưới đây là những từ chỉ hoạt động của tri thức ?
a)      nghiên cứu khoa học, dạy học, công nhân, sản xuất .
b)     nhà văn, chữa bệnh, phát minh, chế tạo máy móc.
c)     Nghiên cứu khoa học, phát minh, sản xuất, dạy học, sáng tác, chữa bệnh.
 
11. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
b. Để cơ thể, khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
c. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng, tập thể dục.
12. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ?
Đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn.
Đêm xuống, trẻ con ben hàng xóm, bập bùng trống ếch rước đèn.
Đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm, bập bùng trống ếch rước đèn.
Trong khổ thơ 3, suối được nhân hóa bằng cách nào ?
Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
Nói với suối như nói với người
Bằng cả hai cách trên.
Câu “ Những chàng trai man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất” trả lời cho câu hỏi nào?
Ở đâu?
Vì sao?
Khi nào?
Câu “ Cả lớp cười ồ len vì câu thơ vô lí quá.” Trả lời cho câu hỏi nào?
Khi nào?
Vì sao?
Ở đâu?
Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ?
Sau đó ít lâu, bài thơ, được đăng lên báo.
Sau đó ít lâu, bài thơ được đăng lên báo.
Sau đó, ít lâu bài thơ, được đăng trên báo.
Câu “ Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc” Trả lời cho câu hỏi nào?
Khi nào?
Ở đâu?
Vì sao?
Qua câu đối, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
Lém lỉnh, cứng đầu.
Nhanh trí, thông minh
Gan dạ. dũng cảm.
Từ ngữ nào chỉ người hoạt động nghệ thuật?
Diễn viên
Sân khấu
Điện ảnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Mỹ Linh
Dung lượng: 81,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)