ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 3
Chia sẻ bởi Tạ Kim Tiết Lễ |
Ngày 09/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 3 thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
Tiểu học Minh Hòa
Lớp: 3/……
Họ và tên: ……………..………………. ……………….
………………………………………………………………………………………….
Thứ ngày tháng năm 2012
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Môn Tiếng Việt (Đọc)
Thời gian làm bài: 30 phút
Điểm
ĐTT:
BT:
Đọc:
Nhận xét của giáo viên
I. Đọc thầm bài:
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
1. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm đó là ngày tận số.
2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương loang ra khắp ngực.
Người đi săn đứng im chờ kết quả …
3. Bỗng vươn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to,vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
4. Người đi săn đứng lặng.Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đó, bác không bao giờ đi săn nữa.
Theo LÉP TÔN-XTÔI
II. Bài tập: (4 điểm)
Câu 1: Người đi săn xách nỏ đi vào đâu? (khoanh vào ý trả lời đúng)
a. Người đi săn xách nỏ vào vườn. b. Người đi săn xách nỏ vào rừng. c. Người đi săn xách nỏ vào nhà.
Câu 2: Khi thấy vượn mẹ ngã xuống người đi săn làm gì? (khoanh vào ý trả lời đúng) a. Người đi săn đứng lặng. b. Người đi săn đứng trước. c. Người đi săn đứng sau. Câu 3: Bài văn khuyên điều gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. …………………………………………………………………………
Thứ ngày tháng 5 năm 2012
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Môn : Tiếng Việt (Đọc)
Thời gian làm bài: 40 phút
1/ Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Ngôi nhà chung”
NGÔI NHÀ CHUNG
Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật…
2/ Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7câu) kể về một ngày lễ hội ở địa phương em.
ĐỌC THẦM (4 điểm): Học sinh khoanh tròn và trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: Ý b. Câu 2: Ý a Câu 3: Bài văn khuyên điều gì? Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Ngày xưa có một người săn bắn như thế nào?
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): 1/ Chính tả (5 điểm): - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm). - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao- khoảng cách- kiểu chữ hoặc trình bày bẩn… bị trừ 1 điểm toàn bài. 2/ Tập làm văn (5 điểm): - Học sinh viết được một văn ngắn từ 5 - 7 câu theo gợi ý ở đề bài.Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm). - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên có thể cho các mức điểm sau: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
Tiểu học Minh Hòa
Lớp: 3/……
Họ
Lớp: 3/……
Họ và tên: ……………..………………. ……………….
………………………………………………………………………………………….
Thứ ngày tháng năm 2012
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Môn Tiếng Việt (Đọc)
Thời gian làm bài: 30 phút
Điểm
ĐTT:
BT:
Đọc:
Nhận xét của giáo viên
I. Đọc thầm bài:
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
1. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm đó là ngày tận số.
2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương loang ra khắp ngực.
Người đi săn đứng im chờ kết quả …
3. Bỗng vươn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to,vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
4. Người đi săn đứng lặng.Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đó, bác không bao giờ đi săn nữa.
Theo LÉP TÔN-XTÔI
II. Bài tập: (4 điểm)
Câu 1: Người đi săn xách nỏ đi vào đâu? (khoanh vào ý trả lời đúng)
a. Người đi săn xách nỏ vào vườn. b. Người đi săn xách nỏ vào rừng. c. Người đi săn xách nỏ vào nhà.
Câu 2: Khi thấy vượn mẹ ngã xuống người đi săn làm gì? (khoanh vào ý trả lời đúng) a. Người đi săn đứng lặng. b. Người đi săn đứng trước. c. Người đi săn đứng sau. Câu 3: Bài văn khuyên điều gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. …………………………………………………………………………
Thứ ngày tháng 5 năm 2012
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Môn : Tiếng Việt (Đọc)
Thời gian làm bài: 40 phút
1/ Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Ngôi nhà chung”
NGÔI NHÀ CHUNG
Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật…
2/ Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7câu) kể về một ngày lễ hội ở địa phương em.
ĐỌC THẦM (4 điểm): Học sinh khoanh tròn và trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: Ý b. Câu 2: Ý a Câu 3: Bài văn khuyên điều gì? Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Ngày xưa có một người săn bắn như thế nào?
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): 1/ Chính tả (5 điểm): - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm). - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao- khoảng cách- kiểu chữ hoặc trình bày bẩn… bị trừ 1 điểm toàn bài. 2/ Tập làm văn (5 điểm): - Học sinh viết được một văn ngắn từ 5 - 7 câu theo gợi ý ở đề bài.Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm). - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên có thể cho các mức điểm sau: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
Tiểu học Minh Hòa
Lớp: 3/……
Họ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tạ Kim Tiết Lễ
Dung lượng: 60,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)