Đe kiểm tra Tiếng việt 9

Chia sẻ bởi Lê Thu Hà | Ngày 12/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: Đe kiểm tra Tiếng việt 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Bài kiểm tra lần 1( tháng 9/2011)
Thời gian: 60 phút
Đề chẵn
Câu 1.(1,5 điểm)Vận dụng phương châm hội thoại để chỉ ra lỗi sai trong các trường hợp sau. Các trường hợp đó đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a.Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
b.là một loài chim có cánh.
c. -Cậu học bơi ở đâu vậy?
-Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
d. –Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Câu 2 (2,5 điểm). Hãy giải thích ngĩa của các tổ hợp từ sau và cho biết các tổ hợp từ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò.
Câu 3(2 điểm). Đọc đoạn trích sau:
Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.”. (Thánh Gióng)
Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
Câu 4(2 điểmTừ xuân, tay trong các câu sau được hiểu như thế nào? Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa?
1.Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (Nguyễn Du)
2.Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Nguyễn Du)
3.Được lời như cởi tấm lòng,
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay. (Nguyễn Du)
4.Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể sở sông Ngô tung hoành. (Nguyễn Du)
Câu 5(2 điểm). Đọc các câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?


Bài kiểm tra lần 1( tháng 9/2011)
Thời gian: 60 phút
Đề lẻ
Câu 1(2,5 điểm). Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Ăn đơm nói đặt; ăn ốc nói mò; cãi chày cãi cối; khua môi múa mép; hứa hươu hứa vượn.
Câu 2(2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời…
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường…(Việt Bắc- Tố Hữu)
Cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở điểm nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 28,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)