đề kiểm tra tiếng việt

Chia sẻ bởi Trần Thị Lệ Hà | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra tiếng việt thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Họ và tên:..............................................
Lớp:.......................................................
Tiết 60: Kiểm tra tiếng việt
Môn ngữ văn lớp 8
Thời gian: 45 phút


Điểm
Lời phê của cô giáo






I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”
( Trích : Tức nước vỡ bờ - Văn 8 tập 1 )
1. Đoạn văn trên có mấy từ cùng trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể người?
A. Một B. Hai C.Ba D.Bốn
2. Đoạn văn trên có mấy từ cùng trường từ vựng chỉ hoạt động con người?
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
3. Đoạn văn trên có mấy từ tượng hình?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
4. Biệt ngữ xã hội là gì ?
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một số địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
5. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì ?
A. Tình huống giao tiếp. C. Địa vị của người nói trong xã hội.
B. Tiếng địa phương của người nói. D. Nghề nghiệp của người nói.
6. Tình thái từ trong câu : “ Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” thuộc loại tình thái từ nào?
A. Tình thái từ cầu khiến B. Tình thái từ cảm thán
C. Tình thái từ nghi vấn D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
7.ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của nói giảm nói tránh ?
A. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
C. Để người nghe thấy vẻ đẹp hàm ẩn chứa trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
D.Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
8. Câu nào sau đây sử dụng biện phép nói giảm nói tránh ?
Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh).
Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng).
Bác trai đã khá rồi chứ ? (Ngô Tất Tố).
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! (Nam Cao).
9. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Thân cọ vút thẳng trời, búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Lệ Hà
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)