ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 1 - GV: HUỆ

Chia sẻ bởi Cấp II Hồng Dương | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 1 - GV: HUỆ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:



TRƯỜNG THCS
HỒNG DƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA - LỚP 8
MÔN : NGỮ VĂN


Năm học: 2013– 2014


Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)



Câu 1: (3 điểm)
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
( Trích : “Nhớ rừng” của Thế Lữ, ngữ văn 8, tập 2 )
Câu 2 : ( 7 điểm )
Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng ” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú ”
( Tố hữu) có ý kiến cho rằng :
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên tri thức.Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau. ”
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Hết -
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


HUỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA LỚP 8
Môn : Ngữ văn – Thời gian 90 phút
Năm học 2013– 2014

Câu 1: (3 điểm)
3 đ

Yêu cầu học sinh trình bày thành đoạn văn và nêu được 3 ý chính sau:
- Cảnh thiên nhiên: có thể được coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy được thể hiện nổi bật trong đoạn thơ: 4 cảnh với núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với những đặc điểm riêng thuộc về chúa tể sơn lâm: cảnh những đêm trăng, cảnh những ngày mưa, cảnh những bình minh, cảnh hoàng hôn . Ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng và con hổ- ngôi vị “ Chúa sơn lâm ” nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đầy uy lực.
- Tâm trạng con hổ: cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên chỉ là cảnh thuộc về quá khứ huy hoàng, thể hiện nỗi nhớ da diết, khôn nguôi, đau đớn, u uất của
“ Chúa sơn lâm ”. Tâm trạng con hổ chính là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ.
- Nét đặc sắc nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạng trữ tình, hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, tiêu biểu, ấn tượng, ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, cách dùng dấu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ sáng tạo.

(1đ)





(1đ)



(1đ)

Câu 2:( 7 điểm )
7 đ

A. Yêu cầu chung.
- Kiểu bài nghị luận chứng minh.
- Vấn đề cần chứng minh: sự giống và khác nhau về niềm khao khát tự do cháy bỏng trong “ Nhớ rừng ” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú ” ( Tố Hữu).
- Phạm vi dẫn chứng: Hai bài thơ “ Nhớ rừng”, “ Khi con tu hú”.
B. Yêu cầu cụ thể: cần đảm bảo các ý.
1. Mở bài:( 1 điểm )
- Giới thiệu khát quát bối cảnh Việt Nam trước CM tháng tám: Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TDP, nhiều thanh niên tri thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khát khao tự do. Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) “Khi con tu hú ” ( Tố Hữu ) đều nói lên điều đó.
- Trích ý kiếm “...........”
2. Thân bài: làm rõ 2 ý. ( 5điểm)
a, Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng.( 3điểm)
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ (dẫn chứng: Gậm một căm hờn trong cũi sắt. ), mới uất ức khi bị giam cầm ( dẫn chứng: Ngột làm sao, chết uất thôi...)
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới tự do.( 2 điểm)
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng... Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy ( dẫn chứng : đoạn 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cấp II Hồng Dương
Dung lượng: 45,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)