ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 1 - GV: HỒNG

Chia sẻ bởi Cấp II Hồng Dương | Ngày 11/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 1 - GV: HỒNG thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 8
( Tháng 1/2014)
Câu 1 ( 1 điểm): Nêu xuất xứ chủ đề của bài thơ Tức Cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh?
Câu 2 ( 2 điểm): Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
( Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 ( 7 điểm): Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “ Đọc đôi bài, nhất la bài Nhớ Rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” ( Thi nhân Việt nam).
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Qua bài thơ Nhớ Rừng, hãy chứng minh.
Người ra đề
Giáo viên
Ngô Thị Hồng





Đáp án:
Câu 1:
Xuất xứ: Bài Tức cảnh Pắc Bó được viết vào tháng 02 năm 1941 tại hang Pắc
Bó Cao Bằng trong những ngày đầu Bác trở về nước thành lập Mặt trận Việt minh, giấy lên cao trào cách mạng đánh Pháp đuổi Nhật. (0,5 điểm)
Bài thơ phản ánh cuộc sống hoạt động bí mật vô cùng thiếu thốn, gian khổ, đồng thời thể hiện nhiệt tình, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. (0,5 điểm)
Câu 2:
Về hình thức: (0,5 điểm)
Viết đúng yêu cầu của đề
Thể hiện được đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch hay song hành, móc xích
Về nội dung: (1,5 điểm)
Phân tích giá trị nội dung nghệ thuật của hai câu thơ:
Làm rõ hai nghệ thuật nổi bật:
Nghệ thuật so sánh: Lấy cái cụ thể ( Cánh buồm) so sánh với cái trừu tượng ( hồn làng) -> Làm nổi bật cánh buồm là linh hồn của Làng Chài.
Nghệ thuật nhân hóa: Sử dụng động từ mạnh: Giương, rướn -> như một chàng trai lực lưỡng -> khiến câu thơ trở nên sống động có hồn. Cánh buồm trắng như vẻ đẹp của dân làng Chài sống trong sáng, mạnh mẽ và lương thiện.
Câu 3:
Về hình thức ( 0,5 điểm) : Thể hiện rõ bố cục ba phần, yêu cầu của đề bài
Ngôn từ trong sáng, cách diễn đạt cụ thể, mạch lạc.
Về nội dung :
Mở bài ( 0,5 điểm):
Giới thiệu thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ Rừng.
Dẫn ý kiến, nhận xét của Hoài Thanh
Thân bài ( 5,5 điểm):
Giải thích ( em hiểu như thế nào về ý kiến trên?): Ý kiến của Hoài Thanh nhằm nói đến tài năng của Thế Lữ trong việc sử dụng ngôn ngữ Thơ tiếng việt.
Chứng minh qua bài thơ Nhớ Rừng:
+ Ngôn từ phong phú, giàu tính tạo hình và sức biểu cảm biểu hiện.
+ Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, âm điệu dồi dào.
+ Sức mạnh chi phối ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ kết hợp với sức mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt.
Kết bài ( 0,5 điểm):
Khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thế Lữ và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng việt.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cấp II Hồng Dương
Dung lượng: 41,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)