Đề kiểm tra số 7

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Binh | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra số 7 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giảng : Tiết 134+135
viết bài văn số 7
A- Mục tiêu cần đạt




- Kiến thức
Đề bài nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện chủ yếu: biết cách vận dụng những kiến thức, kỹ năng làm bài nghị luận về một bài thơ.


- Kỹ năng :
Kỹ năng tìm ý và trình bày theo hệ thống luận điểm, phân tích từ ngữ và hình ảnh thơ


- Thái độ :
Bồi dưỡng tình cảm gia đình yêu ông bà, cha mẹ và ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.

B- Chuẩn bị :
- 100 bài văn ứng dụng 9
- Một số bài tập kỹ năng Ngữ văn 9.
C- Lên lớp :
1- Kiểm tra :
2- Bài mới
I- Đề bài :
Phân tích bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
II- Đáp án, biểu điểm :
1- Mở bài :
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương : yêu quê hương làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình.
2- Thân bài :
a) ý đồ của nhà thơ được thể hiện qua bố cục hai đoạn :
- Con lớn lên trong trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
- Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỏ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
b) Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương :
- Con lớn lên trong tình yêu thương nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ (bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt).
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động và trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương (cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình qua hình ảnh đẹp đậm màu sắc dân tộc, rừng núi quê hương thơ mộng đầy nghĩa tình đã che chở nuôi dưỡng con người về tâm hồn lối sống, 4 câu tiếp).
c) Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của người cha
- Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình (sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương còn cực nhọc đói nghèo. Từ đó mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. “Sống trên .... cực nhọc”)
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin “thô sơ da thịt” nhưng tâm hồn không “nhỏ bé”.
- Họ đã cần cù làm nên quê hương với truyền thống phong tục tốt đẹp “Người ... phong tục”.
- Người cha động viên, khích lệ con vững bước trên đường đời “Con ơi ... nghe con”
3- Kết bài :
Qua lời nói với con :
- Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
- Giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên.
* Bài viết đảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Binh
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)