DE KIEM TRA NGU VAN 9 TIET 157
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: DE KIEM TRA NGU VAN 9 TIET 157 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề ra:
A-PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1 : Câu có khởi ngữ là :
A.Nó đứng nhất lớp về tài đánh cờ vua B.Về tài đánh cờ vua thì nó đứng nhất lớp
C.Cờ vua là môn thể thao rất lý thú với chúng tôi D.Chúng tôi rất thích học đánh cờ vua.
Câu 2 : Câu không có khởi ngữ là :
A.Tôi thì tôi chịu B. Miệng ông ông nói, đình làng ông ngồi
C. Câu cá, tớ rất thích D.Học hành phải chăm chỉ mới tiến bộ được
Câu3: Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như :
A.Phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép thế, phép nối B.Phép nối, phép lặp C. Phép nối, phép thế, phép lặp D.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa liên tưởng, phép nối
Câu 4 :Các câu và các đoạn văn liên kết với nhau về mặt nội dung phải :
A.Phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
B.Sắp xếp theo một trình tự hợp lý (liên kết lô gíc)
C.Liên kết chủ đề và liên kết lô gíc D.Sử dụng phép nối và phép lặp.
Câu 5 : Trong câu thơ Hình như thu đã về, hai chữ “ hình như” là thành phần gì?
A. Thành phần cảm thán B. Thành phần tình thái C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp
Câu 6 : Tìm vị ngữ trong câu thơ sau: Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính.
A. Giếng nước B. Nhớ người ra lính C. Gốc đa D. Nhớ
Câu7: Câu văn sau đây được liên kết bằng phép gì?
“Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh”- (Nam Cao)
A. Phép lặp từ ngữ B. Phép nối C. Phép thế D. Phép trái nghĩa
Câu8: Câu “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” là kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến
II-PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1 : (3 điểm) Xác định các phép liên kết câu (gạch chân dưới các từ ngữ liên kết) được sử dụng trong đoạn văn sau :
“(1) Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. (2) Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. (3) Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. (4) Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trìu tượng một mình trên cao. (5) Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ ... (6) Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. (7) Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng ...
Câu 2 : (5 điểm)Hãy tạo một cuộc thoại, trong cuộc thoại đó có sử dụng một câu văn chứa hàm ý. Hãy gạch chân câu văn chứa hàm ý và chỉ ra nội dung của hàm ý đó.
(Hết)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM :
I-PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1
2
3
4 5 6 7 8
B
D
A
C B B D C
II-PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1 : (3 điểm)
Câu (1), (2), (3), (4) – phép lặp (nghệ thuật, tư tưởng) phép nối (nhưng).
Câu (5) – phép đồng nghĩa (một câu thơ, trang truyện ...)
Câu (6), (7) – phép lặp (yên lặng)
Câu 2: (5 điểm)
Học sinh biết tạo ra một cuộc thoại có sử dụng được một câu văn mang hàm ý, chỉ ra nội dung của hàm ý ấy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)