ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 KÌ II

Chia sẻ bởi Võ Thị Hồng Việt | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 KÌ II thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

Họ và tên HS:.................................
Lớp 9...
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)




Câu 1: (2đ)
Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
(Nguyễn Thành Long- Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 2: (3đ)
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Có chí thì nên".

Câu 3:(5đ)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải- Ngữ văn 9- Tập 2)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên đất trời qua cảm xúc của nhà thơ.
Hết















HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 KÌ II
Năm học 2011-2012

HƯỚNG DẪN CHUNG
Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diến đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0. 0,5; .....cho đến tối đa là 10.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm

Câu 1
(2,0đ)
- Thành phần biệt lập trong câu: Cũng may
1,0



- Đó là thành phần biệt lập Tình thái
1,0


Câu 2
(3,0đ)
a. Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Là một văn bản ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề,
1,0


b. Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích được nội dung câu tục ngữ: Có ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm thì việc gì cũng thành công.
0,5


- Thể hiện sự hiểu biêt, nhận thức đúng về vai trò quan trọng của ý chí.
0,5


- Nêu một số dẫn chứng về những tấm gương nhờ rèn luyện ý chí mà dẫn đến thành công.
0,5


- Nêu suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân về việc rèn luyện ý chí.
0,5

Câu 3
(5,0đ)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ.
- Bài viết chặt chẽ, hợp lí. Bố cụ rõ ba phần: Mở bài. Thân bài. kết bài.
- Diễn đạt chính xác, trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.



b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh trình bày được các ý sau
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Nhà thơ Thanh Hải quê ở Thừa Thiên Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu.
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
- Đoạn trích là phần mở đầu tác phẩm, bộc lộ cảm xúc của nhà thơ trước vể đẹp mùa xuân thiên nhiện , đất trời.
0,5


2. Phân tích nội dung đoạn thơ:
a. Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuan thiên nhiên đất trời khoáng đạt, trong sáng và đầy sức sống.
- Không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời).
- Sắc màu tươi thắm (sông xanh, hoa tím biếc).
- Âm thanh vang vọng (chim chiền chiện hót vang trời).
1,0


b. Cảm xúc của tác giả:
Niềm say sưa, ngây ngất cuae nhà thơ trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân. (Nhà thơ cảm nhận Từng giọt long lanh rơi bằng tất cae các giác quan. Có thể đó là giọt mưa xuân; cũng có thể là giọt tiếng chim chiền chiện qua sự chuyển đổi cảm giác; từ âm thanh đến hình khối, sắc màu và cả sự cảm nhận bằng xúc giác...)
0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hồng Việt
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)