Đề kiểm tra ngữ văn 9 kì 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Sinh |
Ngày 11/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra ngữ văn 9 kì 1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ỨNG HÒA
------- ((-------
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 9
(Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề)
PHẦN I:(7 điểm)
Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:
“…Không có kính, rồi xe không có đèn…”
1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 còn có một bài thơ khác cũng nói về tình đồng chí, đồng đội. Đó là bài thơ nào? Của ai?
5. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên.
PHẦN II:(3 điểm)
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là việc tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý.
1. Hãy chỉ rõ tình huống truyện đó.
2. Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ỨNG HÒA
------- ((-------
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ INĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 9
PHẦN I (7 điểm).
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
( 1 điểm)
Chép đúng ba câu thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
“Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969.
0,5
0,5
Câu 2
(1 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề: (1 điểm)
- Nhan đề khá dài tưởng có chỗ thừa bởi chứa tới 8 âm tiết khiến cho nó gần với văn xuôi hơn là sự chắt lọc của thơ nhưng lại thu hút người đọc bởi vẻ lạ và độc đáo “xe không kính”. Không những thế, đây không phải là một chiếc xe mà là một “tiểu đội xe không kính”.
- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính. Đó vừa là hình ảnh độc đáo vừa là hình ảnh phán ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.
- Hai chữ “Bài thơ”gợi một cái nhìn mơ mộng vào đời sống chiến tranh khốc liệt. Hóa ra thi sĩ không muốn dừng ở những chiếc xe không kính khốc liệt mà chủ yếu nói về chất thơ của hiện thực ấy - chất thơ của tâm hồn người chiến sĩ, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan, dũng cảm và khúc khích tiếng cười bay lên trên bom đạn...
- Nhan đề đã thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề của bài thơ và trở thành một nhan đề ấn tượng: khốc liệt mà mộng mơ; hiện thực mà lãng mạn; gồ ghề chất văn xuôi mà vẫn bay bổng chất thơ ca...
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(1 điểm)
Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ:
- Điệp từ: Từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần trong 2 câu thơ “Không kính rồi xe không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước.”
- Hoán dụ: Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
- Liệt kê:Kính, đèn, mui xe, thùng xe
- Đối lập, tương phản:“không” và “có”.
+ Không kính, không đèn, không mui nhưng lại có xước.
+ Không kính, không đèn, không mui nhưng quan trọng là “có một trái tim”.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(0,5 điểm)
- HS nêu đúng tên tác phẩm: Đồng chí
- HS nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu
0,25
0,25
Câu 5
(3,5 điểm)
* HS hoàn thành đoạn văn diễn
ỨNG HÒA
------- ((-------
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 9
(Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề)
PHẦN I:(7 điểm)
Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:
“…Không có kính, rồi xe không có đèn…”
1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 còn có một bài thơ khác cũng nói về tình đồng chí, đồng đội. Đó là bài thơ nào? Của ai?
5. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên.
PHẦN II:(3 điểm)
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là việc tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý.
1. Hãy chỉ rõ tình huống truyện đó.
2. Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ỨNG HÒA
------- ((-------
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ INĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 9
PHẦN I (7 điểm).
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
( 1 điểm)
Chép đúng ba câu thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
“Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969.
0,5
0,5
Câu 2
(1 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề: (1 điểm)
- Nhan đề khá dài tưởng có chỗ thừa bởi chứa tới 8 âm tiết khiến cho nó gần với văn xuôi hơn là sự chắt lọc của thơ nhưng lại thu hút người đọc bởi vẻ lạ và độc đáo “xe không kính”. Không những thế, đây không phải là một chiếc xe mà là một “tiểu đội xe không kính”.
- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính. Đó vừa là hình ảnh độc đáo vừa là hình ảnh phán ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.
- Hai chữ “Bài thơ”gợi một cái nhìn mơ mộng vào đời sống chiến tranh khốc liệt. Hóa ra thi sĩ không muốn dừng ở những chiếc xe không kính khốc liệt mà chủ yếu nói về chất thơ của hiện thực ấy - chất thơ của tâm hồn người chiến sĩ, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan, dũng cảm và khúc khích tiếng cười bay lên trên bom đạn...
- Nhan đề đã thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề của bài thơ và trở thành một nhan đề ấn tượng: khốc liệt mà mộng mơ; hiện thực mà lãng mạn; gồ ghề chất văn xuôi mà vẫn bay bổng chất thơ ca...
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(1 điểm)
Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ:
- Điệp từ: Từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần trong 2 câu thơ “Không kính rồi xe không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước.”
- Hoán dụ: Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
- Liệt kê:Kính, đèn, mui xe, thùng xe
- Đối lập, tương phản:“không” và “có”.
+ Không kính, không đèn, không mui nhưng lại có xước.
+ Không kính, không đèn, không mui nhưng quan trọng là “có một trái tim”.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(0,5 điểm)
- HS nêu đúng tên tác phẩm: Đồng chí
- HS nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu
0,25
0,25
Câu 5
(3,5 điểm)
* HS hoàn thành đoạn văn diễn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Sinh
Dung lượng: 21,10KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)