Đề kiểm tra - Ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Hà Minh Khương | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra - Ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

đề 1
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
1. Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào năm nào?
A. 1948 B. 1984 C. 1947 D. 1949
2. Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào?
A.Thất ngôn bát cú Đường luật C. Lục bát B. Tự do D. Tám chữ (tiếng)
3. Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì?
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
C. Sự nghèo túng, vất vả của những người nông dân mặc áo lính.
D. Vẻ đẹp của hình ảnh đầu súng trăng treo.
4. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập lửa
A. So sánh C. Hoán dụ B. So sánh và ẩn dụ D. Phóng đại và tượng trưng
5. Khổ thơ nào trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đẹp lỗng lẫy như một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm ?
A. Khổ: Ta hát bài ca ngợi cá vào …
B. Khổ: Cá nhụ, cá chim cùng cá đé …
C. Khổ: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng …
D. Khổ: Câu hát căng buồm với gió khơi.
6. Vì sao có thể xem bài thơ Đoàn thuyền đánh cá như một bài ca lao động đầy phấn khởi, hào hùng?
A. Nhịp điệu rộn ràng náo nức
B. Điệp từ hát, bài ca, câu hát được nhắc lại nhiều lần.
C. Những người đi ra biển đánh cá vừa đi vừa hát, vừa giăng lưới vừa hát gọi cá, khi trở về cũng hát vang.
D. Niềm vui phấn chấn trong lao động tự do, lao động tập thể của những người dân biển.
7. Vì sao tác giả Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ?
A. Đó là những lời mẹ ru con
B. Đó là những lời ru của tác giả
C. Đó là hai lời ru nối tiếp nhau: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con.
D. Những đoạn thơ - điệp khúc cấu trúc giống nhau, nhịp điệu giống nhau chỉ khác ít nhiều về nội dung.
8. Bà mẹ ru con trong bài thơ là người dân tộc nào.
A. Vân Kiều B. Tây Nguyên C. Tà Ôi D. Êđê.
II. Tự luận (8 điểm)
1. Tình huống nào trong truyện ngắn Làng đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai? Hãy phân tích ý nghĩa của tình huống ấy.
2. Có người nhận xét: Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ toả hương của thiên nhiên là con người.
Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên.

đề 2
I.trắc nghiệm
1. Từ ngữ sáng tạo và biểu cảm nhất trong bài thơ Bếp lửa là từ nào.?
A. Chờn vờn C. Sống mũi còn cay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Minh Khương
Dung lượng: 194,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)