đề kiêm tra ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: đề kiêm tra ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 11:
Câu1/Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn ) sau:
Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hòan toàn hơn.
(Thạch Lam – Theo dòng)
Gậy tre , chông tre chống lại sắt thép quân thù.Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh bảo vệ con người. tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép mới – Cây tre Việt Nam).
Câu 2/-Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều ,(trong trích “Chị em Thúy Kiều”) cách miêu tả đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào?
Câu 3/
Hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên thể hiện một nét đẹp trong tính cách của con người đất Nam Kì lục tỉnh. Theo em, đó là tính cách gì? Dựa vào đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên) , hãy viết một văn bản trình bày những điều cảm nhận của em về nét tính cách ấy.
Bài làm gợi ý

Câu 1:
a- Phép tu từ ẩn dụ : dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn cong người, nhằm nói đến một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
b- Phép điệp ngữ và nhân hóa : những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con gười, một công dân xả thân vì quê hương đất nước. Ngoài tác dụng tạo nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
Câu 2 :
-“Chị em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vô cùng đặc sắc trong thơ trung đại, một trong những nét đặc sắc là việc sử dụng từ ngữ.
+Miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều , Nguyễn Du bút pháp ước lệ – truyền thống của văn học cổ điển, dùng hình tượng thiên nhiên đẹp : trăng, hoa, ngọc, tuyết,...để nói về vẻ đẹp con người.
+Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác. Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”:
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
*Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây,tuyết) cũng phải chịu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thôi, nghĩa là ở trong vòng trời đất , vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng.
*Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hoà của Vân. Một đẹp độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài tưởng tượng ,ngoài qui luật tự nhiên. Thiên nhiên ,tạo hoá có sự ganh ghét , đố kị , báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên)đối với số phận của Kiều .Hai từ ghen hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương , bất hạnh.
Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai : Thuý Vân thì êm đềm phẳng , còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió bất trắc.
Câu 3:
1- Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
*Nội dung phân tích cần làm nổi rõ các ý sau:
Hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên đã thể hiện nét đẹp trong tính cách của con người đất Nam kì lục tỉnh: đề cao đạo nghĩa, sắn sàng hành động vì nghĩa, thẳng thắn , bộc trực.
+Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu.
+Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)