Đề kiểm tra Ngữ Văn 9

Chia sẻ bởi Lã Thị Ngọc Anh | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
( Vòng 2)
Năm học: 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4.0 điểm) Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Em hiểu thế nào về “chữ tâm” và “chữ tài” của nhà thơ trong tác phẩm này? (Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).
Câu 2 (2.0 điểm) “Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình”.
Coi câu trên là câu chốt (câu chủ đề), hãy viết tiếp thành đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu văn theo lập luận Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ. (Hãy gạch chân câu hỏi này và đánh số thứ tự các câu văn trong đoạn văn).
Câu 3 (4.0 điểm) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Câu 4 (10 điểm) Hình tượng người cha trong hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.








PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
( Vòng 2)
Năm học: 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn
Câu 1: (4 điểm)
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều (0,5đ).
- “Chữ tâm” (1đ, mỗi ý đúng 0,25đ):
Tấm lòng, tư tưởng sâu sắc, lớn lao nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm. Đó chính là tư tưởng nhân đạo, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến “Truyện Kiều” trở thành kiệt tác của nhân loại.
Biểu hiện:
+ Sự đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ.
+ Sự căm phẫn với xã hội tàn ác, bất nhân gây khổ đau cho con người.
+ Sự nâng niu, trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp con người; sự đồng tình với những khát vọng chính đáng của họ (tình yêu và khát vọng tự do, công bằng).
- “Chữ tài” ( tối đa1đ, mỗi ý đúng 0,25đ):
Đó chính là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.
Những nét chính:
+ Sáng tạo về thể loại (tiểu thuyết bằng thơ).
+ Đưa thể thơ ca dao của dân tộc lên đỉnh cao.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện ( tượng trưng ước lệ) và phản diện ( tả thực).
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ( tả cảnh ngụ tình…).
+ Ngôn từ đạt tới độ trong sáng, tinh tế…
Mở rộng ( 1,5đ):
Đặt “Chữ tâm” lên trước “Chữ tài”, “Chữ tâm” “bằng ba chữ tài”, nhà thơ coi trọng tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sỹ. Nhưng ông không hề phủ nhận tài năng, “tâm” và “tài” gắn bó, quyện hòa mới tạo nên kiệt tác vừa có nội dung, tư tưởng sâu sắc, vừa có sức cuốn hút mãnh liệt với nhiều thế hệ độc giả. Có thể coi đây là một bài học về sự sáng tạo hết sức sâu sắc với người cầm bút. ( 0,5đ)
“ Chữ tâm” và “chữ tài” ấy được biểu hiện sâu sắc trong “Truyên Kiều” nói riêng và các sáng tác của Nguyễn Du nói chung ( HS nêu dẫn chứng chứng minh) (1,0đ).
Câu 2. (2.0 điểm):
Đây là câu hỏi cùng lúc đặt ra nhiều yêu cầu với thí sinh: kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, kỹ năng viết đoạn văn, viết câu hỏi tu từ, thể hiện kiến thức xã hội.
Đoạn văn dù viết thế nào cũng phải bám vào vấn đề nghị luận (vấn đề tự học): khái niệm tự học/các hình thức tự học/giá trị của tự học/thực trạng/ giải pháp tự học…)
- Viết không đủ số câu (quá ngắn hoặc quá dài mà không sát đề): trừ 0.5 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lã Thị Ngọc Anh
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)