De kiem tra Ngu van 8 HK I

Chia sẻ bởi Phan Trung Anh | Ngày 16/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: De kiem tra Ngu van 8 HK I thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Ngày.….tháng…..năm 2008
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
[…] Các bạn có gửi thấy, khi đi qua những cách đồng xanh mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phẳng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa nagyf càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời. […]
( Ngữ văn 7, tập 1)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự + miêu tả.
C. Tự sự + thuyết minh

B. Tự sự + biểu cảm.
D. Miêu tả + biểu cảm

2. Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Vũ Bằng
C. Xuân Quỳnh

B. Thạch Lam
D. Minh Hương

3. Nhiều nơi trên đất nước ta cũng biết cách thức làm cốm, những tác giả bài " Một thứ quà của lúa non: Cốm " cho biết nơi đây là dẻo, thơm ngon nhất.
A. Bắc Ninh
C. Hải Dương

B. Hưng Yên
D. Cốm Vòng ( Hà Nội )

4. Tác giả bài " Một thứ quà của lúa non: Cốm " đã dùng biện pháp tu từ nào để nói về mầu sắc của hồng, cốm?
A. Nhân hoá
C. So sánh

B. Ẩn dụ
D. Hoán dụ

5. Đại ý của bài thơ " Qua Đèo Ngang " là:
A. Tả cảnh Đèo Ngang.
B. Tả cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà.
C. Thể hiện nỗi nhớ nhà và nỗi buồn cô đơn của người lữ khách.
D. Gồm B và C.
6. Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau:
" Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà ".
A. Một từ láy
C. Ba từ láy

B. Hai từ láy
D. Bốn từ láy

7. Trong hai câu tục ngữ sau có mấy cặp từ trái nghĩa?
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Bán anh em xa, mau láng giềng gần.
A. Một cặp từ
C. Ba cặp từ

B. Hai cặp từ
D. Bốn cặp từ

8. Nếu sử dụng từ Hán Việt hợp lí sẽ tạo nên những sắc thái gì về phong cách ngôn ngữ lúc nói và viết?
A. Tạo sắc thái trang trọng
C. Tạo sắc thái tao nhã

B. Tạo sắc thái cổ kính
D. Gồm tất cả A, B, C.


II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm ).
Em hãy phát biểu cảm nghĩ cảu mình về bài thơ " Qua Đèo Ngang " của bà Huyện Thanh Quan.

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ).
Các phương án đúng:
Câu 1: c ( 0,5đ )
Câu 5: D ( 0,5đ )

Câu 2: B ( 0,5đ )
Câu 6: B ( 0,5đ )

Câu 3: D ( 0,5đ )
Câu 7: C ( 0,5đ )

Câu 4: c ( 0,5đ )
Câu 8: D ( 0,5đ )


II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm ).
1. Yêu cầu chung cần đạt:
a. Nội dung:
- Học sinh hiểu đề và nói lên được cảm nghĩ của mình về bài thơ " Qua Đèo Ngang ".
- Bài viết cần thể hiện rõ đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, của tác giả.
b. Hình thức:
- Vận dụng đúng cách làm bài văn biểu cảm, bài viết có bố cục ban phần ( mở bài - thân bài - kết bài ). Trình bày có liên kết, mạch lạc, trình tự sắp xếp hợp lí.
- Văn phong trong sáng, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp, giọng văn có sức thuyết phục.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Dàn ý:
a.1. Mở bài:
- Nêu được Đèo Ngang là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
- Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, của tác giả.
a.2. Thân bài:
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Trung Anh
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)