đề kiểm tra ngữ văn 8 có đáp án và ma trận

Chia sẻ bởi Võ Anh Quân | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra ngữ văn 8 có đáp án và ma trận thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra Ngữ văn 8

I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng.
1. Trong các câu sau, câu nào có chứa thán từ:
A. Ngày mai con chơi với ai? B. Con ngủ với ai?
C. Khốn nạn thân con thế này! D. Trời ơi!
2. Các từ tượng thanh và tượng hình thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
A. Tự sự và nghị luận B. Miêu tả và nghị luận C. Tự sự và miêu tả D. Nghị luận và biểu cảm
3. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Xồng xộc.
4. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Vi vu B. Lạnh buốt C. Trắng xóa D. Vắng teo
5. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?
A. Đồn rằng ba mẹ anh hiền- Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư.
B. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
C. Anh em như thể chân tay- Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.
D. Làm trai cho đáng nên trai- Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.
6. Câu nào sau đây là câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích?
A. Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ không đi cắm trại nữa.
B. Để cha mẹ và thầy cô vui lòng, chúng ta phải chăm chỉ học tập.
C. Vì nhà nghèo nên Lan không thể tiếp tục đến trường.
D. Tuy Hải còn nhỏ nhưng bạn ấy đã làm được rất nhiều việc giúp cha mẹ.
7. Theo em, khi xem xét về phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu. B. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
C. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu. D. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
8. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. B. Rồi hắn cúi xuống, tẩn mẫn gọt cạnh cái bàn lim.
C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời. D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
9. Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “ Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ gì?
A. Tương phản B. Đồng thời C. Nối tiếp D. Lựa chọn
10. Các quan hệ từ mà, còn, chứ... dùng để chỉ quan hệ gì giữa các vế trong câu ghép?
A. Bổ sung B. Nối tiếp C. Lựa chọn D. Tương phản
11. Khi nào không nên nói giảm nói tránh?
A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa. B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
C. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. D. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
12. Ý kiến nào nói đúng mục đích của nói giảm nói tránh?
A. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
C. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
D. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1: Nói quá là gì? (1đ)
Câu 2: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? (2đ)
Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. (Hà Ánh Minh)
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về cây tre trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép. (4đ)
Bài làm:

D. MA TRẬN ĐỀ:

Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số

Nội dung
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Nói quá
1
0.25
/
/
1
1.0
/

/
/
1
0.25
1
1.0

Thán từ
1
0.25
/
/
/
/
/
/
/
1
0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Anh Quân
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)