ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Danh Điệp | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I
Môn Văn 8
Thời gian: 90 phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 ĐIỂM)
(Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại những chữ cái đầu mỗi ý em cho là đúng)
Đọc kỹ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6.
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
(Ngữ Văn 8 - Tập I)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ?
A. Tôi đi học B. Lão Hạc
C. Tức nước vỡ bờ D. Những ngày thơ ấu
Câu 2. Trong đoạn văn trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả + biểu cảm B. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
C. Biểu cảm + Tự sự + Lập luận D. Lập luận + Biểu cảm
Câu 3. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích là ai ?
A Người cô B. Bé Hồng C. Người bà D. Nhân vật không rõ tên.
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
Mẹ bé Hồng là một phụ nữ rất đẹp và thương con.
Những việc làm của bé Hồng khi gặp lại mẹ mình.
Niềm sung sướng vô biên của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ mình.
Sự khao khát tình mẹ của nhân vật tôi trong những ngày xa cách.
Câu 5. Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng thuộc trường từ vựng nào ?
A. Cảm xúc của con người B. Bộ phận cơ thể người.
C. Bộ phận của mặt người. D. Không cùng trường từ vựng.
Câu 6. Câu văn: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe.” là cây ghép
A. Đúng B. Sai.
Câu 7. Những từ sau đây đâu là từ tượng hình:
A. Lao xao. B. Xào xạc C. Xơ xác D. Xôn xao
Câu 8. Trong văn bản “Thông tin ngày trái đất năm 2000”, bao bì, ni lông được coi là gì ?
A. Một loại rác thải công nghiệp B. Một loại chất gây độc hại.
C. Một loại rác thải sinh hoạt D. Một loại vật liệu kém chất lượng.
Câu 9. Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A. Khi tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài.
B. Khi tác giả đang hoạt động ở nước ngoài.
C. Khi tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục.
D. Khi tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong nước.
Câu 10. Mục đích chính của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khi viết hai bài thơ này là gì ?
A. Để thể hiện lòng yêu nước tha thiết.
B. Để thể hiện khát vọng độc lập, dân chủ.
C. Để nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
D. Cả ba nội dung trên.
Câu 11. Những từ “xách, ra tay, đánh tan, đập bể” trong bài “Đập đá ở Côn Lôn” thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Số từ.
Câu 12. Những văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản Nhật dụng ?
A. Thông tin trái đất năm 2000.
B. Tôi đi học.
C. Bài toán dân số.
D. Ôn dịch thuốc lá.
B. PHẦN TỰ LUẬN. (7 ĐIỂM)
Hãy kể lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Danh Điệp
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)