De kiem tra ngu van 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương Giang |
Ngày 11/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: de kiem tra ngu van 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Đề tra 8
Thời gian 90 phút
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…”
1/ Những từ được gạch chân thuộc các từ loại nào?
2/ Các từ “ gàn dở, bần tiện xấu xa, ngu ngốc, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào?
3/ Đoạn văn trên thể hiện dòng tâm sự của nhân vật nào trong tác phẩm “Lão Hạc”- Nam Cao?
Câu 2:
Cho đoạn thơ sau:
“ Dân chài lưới làn da nâu rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(“Quê hương”- Tế Hanh)
1/ Cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên, ở hình ảnh thơ nào?.
2/ Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trên.
Câu 3: Bài thơ “ Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên được tạo bởi hai nguồn thi hứng, lòng thương người và tình hoài cổ . Em hãy viết một bài văn nghị luận làm sáng tỏ nhận định trên.
Biểu điểm và đáp án.
Câu 1:
1/ Chao ôi: thán từ (0,25)
Nếu, thì: quan hệ từ (0,25)
2/ Trường từ vựng: chỉ tính cách con người.(0,5)
3/ Thể hiện dòng tâm sự của nhân vật ông Giáo.(0,5)
Câu 2:
1/ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối (1,0)
2/ Đoạn văn thể hiện được các ý cơ bản sau: (1,5)
Hình ảnh thơ ở hai câu đầu miêu tả chân thật hình ảnh người dân chài khỏe mạnh nước da nâu nhuộm màu nắng gió của biển khơi, hình ảnh hiện thực và lãng mạn, người dân chài như những đứa con của thần biển thấm vị mặm mòi, nồng tỏa “vị xa xăm” của biển bao la.
Hình ảnh con thuyền được nhân hóa như có tâm hồn, nằm nghỉ ngơi sau những chuyến đi xa, đầy vất vả gian truân, đang lắng nghe “ chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Tâm hồn Tế Hanh nhạy cảm tinh tế, lắng nghe được sự sống âm thầm trong sự vật của làng chài yêu mếm, là người có tấm lòng sâu nặng với con người cuộc sống của quê hương.
Câu 3 (6đ)
Bài văn thể hiện cơ bản các ý sau:
Nội dung: (4đ)
Lòng cảm thương chân thành của nhà thơ đã khắc họa lên hình ảnh ông đồ tài hoa nho nhã đại diện cho một lớp người đang tàn tạ trước sự biến thiên của thời cuộc. Cảm thương cho một thú chơi tao nhã của dân tộc đang dần mất đi, tình thương ấy cứ lan tỏa, thấm sâu trong bài thơ ngũ ngôn bình dị mà sâu sắc.
Tình hoài cổ đã giúp cho tác giả vẽ lên trước mắt người đọc khung cảnh tươi đẹp mỗi độ xuân về, sắc thắm của hoa đào của câu đối đỏ làm nền cho những nét chữ tài hoa như “rồng bay phượng múa” của ông đồ. Phố xá nhộn nhịp tưng bừng người qua lại đông đúc tấm tắc trầm trồ khen ngợi – niềm tự hào cho một thuần phong mĩ tục được bảo tồn, những tinh hoa đang được ngưỡng mộ. Thời ông đồ vắng khách được thể hiện một cách tinh tế qua hình ảnh giấy đỏ, nghiên mực, lá vàng, mưa bụi, ông đồ cô đơn, chơ vơ, lạc lõng giữa người qua kẻ lại. Rồi hình ảnh ông đồ chỉ là niềm hoài cổ, là sự xót xa, nuối tiếc của lòng người mỗi độ xuân về.
Nghệ thuật: (2đ)
Những câu thơ ngũ ngôn không đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm sâu sắc thể hiện thành công dòng cảm xúc của nhà thơ.
Hình ảnh thơ tương phản, cô đọng, gợi hình ảnh câu hỏi tu từ, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình…
Thời gian 90 phút
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…”
1/ Những từ được gạch chân thuộc các từ loại nào?
2/ Các từ “ gàn dở, bần tiện xấu xa, ngu ngốc, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào?
3/ Đoạn văn trên thể hiện dòng tâm sự của nhân vật nào trong tác phẩm “Lão Hạc”- Nam Cao?
Câu 2:
Cho đoạn thơ sau:
“ Dân chài lưới làn da nâu rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(“Quê hương”- Tế Hanh)
1/ Cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên, ở hình ảnh thơ nào?.
2/ Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trên.
Câu 3: Bài thơ “ Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên được tạo bởi hai nguồn thi hứng, lòng thương người và tình hoài cổ . Em hãy viết một bài văn nghị luận làm sáng tỏ nhận định trên.
Biểu điểm và đáp án.
Câu 1:
1/ Chao ôi: thán từ (0,25)
Nếu, thì: quan hệ từ (0,25)
2/ Trường từ vựng: chỉ tính cách con người.(0,5)
3/ Thể hiện dòng tâm sự của nhân vật ông Giáo.(0,5)
Câu 2:
1/ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối (1,0)
2/ Đoạn văn thể hiện được các ý cơ bản sau: (1,5)
Hình ảnh thơ ở hai câu đầu miêu tả chân thật hình ảnh người dân chài khỏe mạnh nước da nâu nhuộm màu nắng gió của biển khơi, hình ảnh hiện thực và lãng mạn, người dân chài như những đứa con của thần biển thấm vị mặm mòi, nồng tỏa “vị xa xăm” của biển bao la.
Hình ảnh con thuyền được nhân hóa như có tâm hồn, nằm nghỉ ngơi sau những chuyến đi xa, đầy vất vả gian truân, đang lắng nghe “ chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Tâm hồn Tế Hanh nhạy cảm tinh tế, lắng nghe được sự sống âm thầm trong sự vật của làng chài yêu mếm, là người có tấm lòng sâu nặng với con người cuộc sống của quê hương.
Câu 3 (6đ)
Bài văn thể hiện cơ bản các ý sau:
Nội dung: (4đ)
Lòng cảm thương chân thành của nhà thơ đã khắc họa lên hình ảnh ông đồ tài hoa nho nhã đại diện cho một lớp người đang tàn tạ trước sự biến thiên của thời cuộc. Cảm thương cho một thú chơi tao nhã của dân tộc đang dần mất đi, tình thương ấy cứ lan tỏa, thấm sâu trong bài thơ ngũ ngôn bình dị mà sâu sắc.
Tình hoài cổ đã giúp cho tác giả vẽ lên trước mắt người đọc khung cảnh tươi đẹp mỗi độ xuân về, sắc thắm của hoa đào của câu đối đỏ làm nền cho những nét chữ tài hoa như “rồng bay phượng múa” của ông đồ. Phố xá nhộn nhịp tưng bừng người qua lại đông đúc tấm tắc trầm trồ khen ngợi – niềm tự hào cho một thuần phong mĩ tục được bảo tồn, những tinh hoa đang được ngưỡng mộ. Thời ông đồ vắng khách được thể hiện một cách tinh tế qua hình ảnh giấy đỏ, nghiên mực, lá vàng, mưa bụi, ông đồ cô đơn, chơ vơ, lạc lõng giữa người qua kẻ lại. Rồi hình ảnh ông đồ chỉ là niềm hoài cổ, là sự xót xa, nuối tiếc của lòng người mỗi độ xuân về.
Nghệ thuật: (2đ)
Những câu thơ ngũ ngôn không đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm sâu sắc thể hiện thành công dòng cảm xúc của nhà thơ.
Hình ảnh thơ tương phản, cô đọng, gợi hình ảnh câu hỏi tu từ, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương Giang
Dung lượng: 28,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)