De kiem tra Ng­u van 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương Hoa | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: De kiem tra Ng­u van 9 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Đề kiểm tra học kì II
Môn: Ngữ văn 9 ( Năm học : 2008-2009)
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I , Phần trắc nghiệm ( 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng ( Từ câu 1 đến câu 8):
“ Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang ,kéo lên đồi, đi đến đâu đó,xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỉ mắt đen”
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, trong Ngữ văn 9 , tập hai)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Giới thiệu về vẻ đẹp của ba cô gái trong tổ phá bom;
Giới thiệu về nơi ở và công việc của ba cô gái trong tổ phá bom;
Giới thiệu về công việc vất vả của tổ phá bom;
Giới thiệu cảnh quan xung quanh chân cao điểm.
Câu 3: Câu “Con đường qua trước hang ,kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!”được dùng với mục đích gì?
A. Tỏ ý nghi vấn; B. Trình bày một sự việc;
C. Thể hiện sự cầu khiến ; D. Bộc lộ cảm xúc.
Câu 4:Từ “chỉ” trong câu:“Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”là từ có vai trò gì?
A. Khởi ngữ; B. Chủ ngữ của câu ;
C. Từ kết nối câu với câu trước nó; D. Trạng ngữ của câu.
Câu 5: Câu văn “Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc”thuộc kiểu câu nào?
A.Câu đơn B. Câu đặc biệt
C. Câu rút gọn D. Câu ghép.
Câu6: Các câu trong đoạn văn trên chỉ liên kết với nhau về nội dung . Điều đó dúng hay sai?
A - Đúng B.- Sai
Câu 7:Hình ảnh nào trong bài thơ “ Nói với con” ( Y Phương) vừa cụ thể, vừa giàu chất thơ?
A. Vách nhà ken câu hát ; B. Đá gập ghềnh;
C. Rừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Hoa
Dung lượng: 9,21KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)