De kiem tra ma tran

Chia sẻ bởi Mai Thị Thanh | Ngày 08/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: de kiem tra ma tran thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình tiến hành có hệ thống, liên tục và thường xuyên, theo dõi thu thập số liệu, chứng cứ nhằm đánh giá kết quả học tập, củng cố, mở rộng, tăng cường hoạt động học tập của học sinh . Đồng thời, qua đó xác định mức độ các mục tiêu dạy học đạt được, làm cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông
KTĐG kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông nhằm đo khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, qua đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của nội dung, chương trình, SGK để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời về cách dạy và cách học, giúp bộ môn lịch sử thực hiện tốt vai trò giáo dục của mình.
kiểm tra và đánh giá là hai công việc có nội dung khác nhau, nhưng có mối liên quan mật thiết với nhau
Trong quá trình dạy học, kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá.
xét ở một mức độ nào đó KTĐG có điểm chung: kiểm tra gắn liền với đánh giá, đánh giá được hiểu theo nghĩa bao gồm cả kiểm tra.
Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá
a.Mục đích của kiểm tra, đánh giá:
*Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập:
- Qua KTĐG thông báo cho từng học sinh biết được trình độ tiếp thu kiến thức và những kỹ năng môn học của mình so với yêu cầu của chương trình cũng như sự tiến bộ của họ trong quá trình học tập, nhằm thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập.
- KTĐG giúp học sinh phát hiện những nguyên nhân sai sót cần phải bổ sung, điều chỉnh trong hoạt động học.
*Thứ hai: KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh:
- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và mỗi tập thể lớp
tạo cơ hội để các em phát triển kỹ năng tự đánh giá để nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên các em học tập, có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
Đồng thời, qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ở sức lực, khả năng của mình để từ đó có nhu cầu tự KTĐG thường xuyên.
- Giúp giáo viên có cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
b.Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá:
* Đối với học sinh:
KTĐG là th­ước đo kết quả học tập của học sinh trong từng môn học cụ thể. Việc KTĐG thường xuyên (bao gồm KTĐG của giáo viên và hoạt động tự KTĐG của học sinh) tạo nên mối “liên hệ ngư­ợc” giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình:
-Về kiến thức: KTĐG giúp học sinh nhận thức đúng mức độ kiến thức đã đạt được so với yêu cầu của chương trình. Nó giúp các em phát hiện những thiếu sót, “lỗ hổng” trong kiến thức, kỹ năng để kịp thời sửa chữa, thay đổi, điều chỉnh phương pháp học tập đạt kết quả cao hơn.
-Về giáo dục: KTĐG được thực hiện nghiêm túc đúng qui trình sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: ý chí tự giác vươn lên trong học tập, củng cố lòng tự tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn, thể hiện lòng trung thực, tinh thần tập thể…
-Về kĩ năng: Thông qua KTĐG, học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tư­ duy trí tuệ­ từ đơn giản đến phức tạp: biết tái hiện s­ự kiện, hiện t­ượng lịch sử, hiểu sâu sắc các sự kiện, hiện tượng lịch sử, qua đó vận dụng khả năng thực hành, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rút ra qui luật và bài học lịch sử … KTĐG đ­ược thực hiện tốt sẽ giúp các em phát triển trí thông minh, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới.
* Đối với giáo viên:
KTĐG th­ường xuyên, nghiêm túc, cung cấp cho giáo viên những thông tin tương đối chính xác và toàn diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học đề ra, nắm đư­ợc mức độ tiến bộ hay sút kém của từng học sinh để có những biện pháp khuyến khích, động viên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời
Từ những “mối liên hệ ngược” này giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học, tìm ra những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua KTĐG giúp giáo viên thẩm định trên thực tế hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và ph­ương pháp dạy học của mình.
4.Nội dung kiểm tra, đánh giá:
*Về mặt kiến thức: Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Biết (ghi nhớ, thuộc sự kiện), Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng kiến thức trong quá trình học tập, trong thực hành
Đây cũng là 3 cấp độ trong thang đánh giá thường được sử dụng ở nước ta và được vận dụng cụ thể vào từng môn học, từng cấp học, lớp học. Đối với bộ môn lịch sử ở trường THCS đánh giá học sinh ở 3 cấp độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng
*Về thái độ, tình cảm: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con người mới từ những bài học kinh nghiệm quí báu của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
*Về kỹ năng: KTĐG kỹ năng của học sinh đối với bộ môn lịch sử phải căn cứ vào đặc trưng của môn học. Lịch sử đã diễn ra, không lặp lại. Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông được chuyển tải qua kênh chữ và kênh hình (bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.).
KTĐG kỹ năng của học sinh trong dạy học lịch sử cũng giống như các bộ môn khoa học xã hội khác nhằm rèn luyện tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ. Đồng thời, cần tập trung vào các kỹ năng bộ môn như: khả năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận dụng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ.
- Kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức.
- Kỹ năng thu thập, xử lý, viết báo cáo và trình bày các vấn đề lịch sử .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)