Đề kiểm tra lớp 7

Chia sẻ bởi Huỳnh Minh Hòa | Ngày 12/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra lớp 7 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trờng THCS
Lớp: .........
Học sinh: ..........................................................
Đề KIểM TRA
Môn : Ngữ văn (Phần Văn bản) Lớp 7
Thời gian làm bài : 45 phút
kiểm: .......................................................................
---oOo---

I. TRẮC NGHIỆM : (2,5 điểm) – Mỗi câu 0,25 điểm
Hãy khoanh tròn phương án trả lời (A, B, C, D) mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?
A. Giúp người lao động có được cuộc sống an nhàn, sung túc
B. Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn
C. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn
D. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động
Câu 2: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A. Uống nước nhớ nguồn. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Ăn cháo đá bát. D. Uống nước nhớ người đào giếng
* Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất.
“… Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho nhũng của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Ngữ văn 7 - Tập 2)
Câu 3: Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào ?
A. Nghị luận chứng minh. B. Nghị luận giải thích.
C. Nghị luận bình luận. D. Nghị luận phân tích.
Câu 4: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Câu 5: Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì ?
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.
B. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc kháng chiến.
C. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân miền Bắc nước ta..
D. Nhiệm vụ của học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Câu 6: Dẫn chứng trong bài văn: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào ?
A. Từ hiện tại trở về quá khứ C. Từ quá khứ đến hiện tại
B. Từ hiện tại đến tương lai D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai
Câu 7: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào ?
A. Nhân hóa. B. Tăng cấp.
C. Tương phản. D. Liệt kê.
Câu 8: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết ?
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương
B. Vì bác sinh ra ở nông thôn
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

II.TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu1(1 điểm). Chép thuộc lòng 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu2(1 điểm): Xác định cụm chủ vị làm thành phần trong câu sau, nói rõ đó là thành phần gì ?
Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô vui lòng
Câu 3( 5 điểm): Ca dao có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Minh Hòa
Dung lượng: 49,10KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)