đề kiểm tra khảo sat chát llượng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân Thanh | Ngày 10/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra khảo sat chát llượng thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU THÊM VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH

VÕ PHÚC CHÂU

TÓM TẮT BÀI VIẾT

Theo lý thuyết folklore, truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại khác biệt nhau rõ rệt. Tuy vậy, trong lý thuyết lẫn thực tế, việc xác định một truyện cổ dân gian nào đó là truyền thuyết hay cổ tích thật không đơn giản.
Xét từ cấp độ tiểu loại, sự nhầm lẫn hay đồng nhất giữa truyền thuyết và cổ tích thực chất tập trung vào mối quan hệ giữa hai tiểu loại: cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lịch sử.
Xét về quan hệ, truyền thuyết và cổ tích có quan hệ tiếp nối và song hành.
Ngoài một vài điểm giống nhau, hai thể loại này gần như khác nhau rõ rệt về nhiều mặt. Trong số những điểm khác nhau ấy, theo chúng tôi, tiêu chí phân biệt quan trọng nhất chính là đặc điểm về số phận nhân vật và sự kiện lịch sử.

***
1. Dẫn nhập
1.1. Trong một số công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta, đôi khi khái niệm truyện cổ, truyện dân gian, truyện cổ dân gian đã bị đồng nhất với khái niệm truyện cổ tích. Người ta định nghĩa truyện cổ tích là truyện cổ, truyện dân gian, truyện cổ dân gian. Cách hiểu này không sai. Nhưng nó sẽ trở nên phức tạp nếu ai đó hiểu theo chiều ngược lại, tức cho rằng mọi câu chuyện đời xưa, mọi truyện cổ dân gian đều là cổ tích. Nếu vậy, truyền thuyết cũng là chuyện đời xưa, là truyện cổ dân gian, suy ra truyền thuyết cũng là cổ tích (?).
Một vấn đề khác, trong quá trình vận động nội tại theo trục thời gian, một bộ phận truyền thuyết dần lu mờ yếu tố lịch sử, bị chuyển hóa chức năng và thể loại, đã trở thành cổ tích. Thế nhưng, không ít người sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian vẫn “giam giữ” chúng trong kho truyền thuyết.
Những hiện tượng trên, tuy không phổ biến nhưng vẫn là khía cạnh phức tạp của vấn đề thể loại. Nó buộc người sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết phải xem xét kỹ hơn mối quan hệ cũng như sự khác biệt giữa hai thể loại này.
1.2. Theo lý thuyết folklore, truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại khác biệt nhau rõ rệt. Giáo sư Đỗ Bình Trị khẳng định: “Truyện cổ tích và truyền thuyết lịch sử là hai thể loại có sự khác biệt lớn về chức năng và thi pháp”. Từ điển văn học (bộ mới) cũng định nghĩa cụ thể từng khái niệm. Hầu hết giáo trình văn học dân gian đều có phần mục riêng về đặc điểm thi pháp của từng thể loại.
Tuy vậy, ngay trong lý thuyết, vẫn còn vài điểm chưa minh bạch về mối quan hệ và ranh giới giữa hai thể loại này. PGS. Chu Xuân Diên nhận định: “Ở Việt Nam, đã từng có xu hướng không phân biệt truyện cổ tích và truyền thuyết về phương diện thể loại: hoặc cho rằng hai loại truyện kể đó chỉ có sự khác biệt về trình độ phát triển, hoặc cho rằng không có thể loại truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn xuôi dân gian, do đó trong phân loại cũng như trong nghiên cứu đã gộp chung cả hai nhóm truyện đó làm một”.
1.3. Lý thuyết đã có vấn đề. Thực tế càng phức tạp hơn. Nhiều khi, việc xác định một truyện cổ dân gian nào đó là truyền thuyết hay cổ tích thật không đơn giản. Xin nêu vài dẫn chứng. Theo Đỗ Bình Trị, trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, toàn bộ các truyện thuộc mục II (Sự tích đất nước Việt) và mục V (Sự tích anh hùng nông dân) được soạn giả đưa vào thể loại cổ tích, nhưng thực ra, tất cả “đều là những truyền thuyết lịch sử”. Cho nên, Đỗ Bình Trị đòi hỏi “Phải trả những truyện này về cho thể loại của nó”. Chu Xuân Diên cũng đồng quan điểm như vậy: “Nguyễn Đổng Chi tuy có phân biệt truyền thuyết với truyện cổ tích về mặt lý thuyết, song “khi sưu tập”, ông vẫn “xếp chung truyền thuyết với cổ tích và coi như là những truyện cổ tích”. Hay theo khảo sát của Nguyễn Xuân Đức, trường hợp truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cũng nhiều bất ổn: sách Văn 10 (Nguyễn Đình Chú chủ biên) xếp nó vào thần thoại, sách Truyện đọc 2 (Trương Chính – Trịnh Mạnh biên soạn) cho là cổ tích, còn sách Ngữ văn 6 (Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên) thì gọi là truyền thuyết. Một trường hợp khác, truyện Bánh chưng bánh giầy là truyền thuyết hay cổ tích?. Thêm nữa, trường hợp truyện Chử Đồng Tử, do sự chuyển hóa về mặt thể loại mà đã có một Chử Đồng Tử truyền thuyết lịch sử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân Thanh
Dung lượng: 134,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)