Đề kiểm tra HSG Tháng 2 (08-09)
Chia sẻ bởi Đào Văn Nam |
Ngày 15/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HSG Tháng 2 (08-09) thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục đào tạo mai sơn
Trường THCs chất lượng cao
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển
tháng 12 năm học 2008-2009
Môn : hoá
Thời gian : 150`
Câu I (5,5 điểm):
1/ Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch không dán nhãn sau: natri clorua, natri hiđroxit, axit sunfuric, axit clohiđric, bari hiđroxit, magie sunfat. Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt và viết phương trình hoá học minh hoạ.
2/ Lấy cùng một lượng kim loại M (có hoá trị không đổi trong các hợp chất) có thể phản ứng hoàn toàn với 1,92 gam O2 hoặc 8,52 gam X2. Biết X là 1 trong các nguyên tố flo, clo, brom, iot; chúng có tính chất hoá học tương tự nhau. X2 là chất nào?
3/ Trong bốn ống nghiệm có đựng riêng biệt dung dịch loãng trong suốt của bốn chất. Biết rằng:
- Trong các dung dịch này có một dung dịch là axit không bay hơi; ba dung dịch còn lại là muối magie, muối bari, muối natri.
- Có 3 gốc axit là clorua, sunfat, cacbonat; mỗi gốc axit trên có trong thành phần ít nhất của một chất.
Hãy cho biết tên từng chất tan có chứa trong mỗi dung dịch trên.
Câu II (4,0 điểm) Nung a gam Cu trong b gam O2 thu được sản phẩm X. X tan hoàn toàn trong c gam dung dịch H2SO4 nồng độ 85% (đun nóng) thu được dung dịch Y và khí Z. Toàn bộ khí Z phản ứng hết với oxi dư (có xúc tác) tạo ra oxit T, tất cả lượng oxit này phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,2M tạo ra 2,62 gam muối P. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH thì phải dùng hết ít nhất 300 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M mới tạo được lượng kết tủa tối đa. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 thì phải dùng hết ít nhất v ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 1,5M mới tạo ra được lượng kết tủa tối đa là 44,75 gam. Tìm a, b, c, v.
Câu III (4,0 điểm)
1. Cho hỗn hợp A gồm Mg, Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong, thu được hỗn hợp C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối khỏi hỗn hợp D.
2. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau (A, B, C, D), chúng được úp ngược trong các chậu nước, có kết quả theo hình vẽ sau :
Hãy cho biết :
a/ Khí nào tan trong nước nhiều nhất ?
b/ Khí nào không tan trong nước ?
c/ Khí nào tan trong nước ít nhất ?
d/ Có thể dự đoán khí nào là khí amoniac (NH3)? Biết rằng khí này tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm yếu .
e/ Cho vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B nhận thấy mực nước trong ống nghiệm B sẽ dâng cao hơn. Vì sao xảy ra hiện tượng này? Có thể dự đoán khí B là khí nào?
g/ Có thể dự đoán D là khí nào? Vì sao?
Câu IV (4,0 điểm)
Có 2 thanh kim loại M (có hoá trị II trong hợp chất). Mỗi thanh nặng 20 gam.
1/ Thanh thứ nhất được nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,3M. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Văn Nam
Dung lượng: 38,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)